Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 17/2010/TT-BTP Quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 17/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp: Quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.

BỘ TƯ PHÁP
———–
Số: 17/2010/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo
cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự
———————-

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Tư pháp quy định về phân cấp quản lý công chức, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi là công chức lãnh đạo) trong cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự (sau đây gọi là ngành Thi hành án dân sự) như sau:

Tham khảo thêm:   Công nghệ 6 Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng Giải Công nghệ lớp 6 Bài 4 trang 22 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nội dung quản lý công chức, công chức lãnh đạo ngành Thi hành án dân sự

1. Quản lý số lượng, tiêu chuẩn đối với công chức, công chức lãnh đạo thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp; bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức, công chức lãnh đạo thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

2. Tuyển dụng, sử dụng công chức, công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Quản lý vị trí việc làm và biên chế công chức, công chức lãnh đạo theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

4. Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức, công chức lãnh đạo.

5. Điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ.

6. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức, công chức lãnh đạo, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

7. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, công chức lãnh đạo hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Thông tư này và quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về phân cấp thi đua khen, thưởng ngành Thi hành án dân sự.

Tham khảo thêm:   Lý lịch tư pháp Ban hành theo Thông tư 16/2013/TT-BTP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP

8. Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu, cho công chức, công chức lãnh đạo đi nước ngoài về việc riêng.

9. Thực hiện thống kê, báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức, công chức lãnh đạo theo quy định.

10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức, công chức lãnh đạo thuộc phạm vi quản lý.

11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

12. Các nội dung quản lý công chức, công chức lãnh đạo khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nguyên tắc phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo ngành Thi hành án dân sự

1. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự lãnh đạo của cấp ủy đảng cơ sở, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể lãnh đạo cơ quan, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý công chức, công chức lãnh đạo thuộc phạm vi được phân cấp.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý công chức theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và sự quản lý thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tăng cường sự phối hợp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Quận ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách khác đối với cấp trưởng, cấp phó của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện.

Tham khảo thêm:   Danh sách quái vật trong Zoonomaly

3. Phân cấp quản lý gắn với chế độ trách nhiệm, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 17/2010/TT-BTP Quy định phân cấp quản lý công chức, công chức lãnh đạo cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *