Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 51/2008/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 51/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

BỘ TÀI CHÍNH
———–

Số: 51/2008/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2008

THÔNG TƯ
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
————————

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010;

Căn cứ Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 – 2010;

Để phù hợp với tình hình thực tế, sau khi có ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và các địa phương, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

– Cán bộ, công chức hành chính, công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện;

– Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập;

– Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

– Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn;

– Cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn;

– Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng theo quy định tại khoản 2 mục I Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 – 2010, khi các học viên này tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kinh tế quốc tế chuyên sâu do các cơ quan Nhà nước tổ chức đào tạo ở trong nước.

Dưới đây gọi chung là cán bộ, công chức (CBCC) Nhà nước.

2. Phạm vi sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước từ nguồn ngân sách được giao hàng năm:

– Kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước thuộc phạm vi quản lý. Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước được giao để đào tạo, bồi dưỡng CBCC không thuộc phạm vi quản lý; trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và phân bổ dự toán ngân sách để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước không thuộc phạm vi quản lý;

– Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếng dân tộc… (bao gồm cả tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý) cho các đối tượng CBCC thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương (bao gồm đào tạo trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác);

Tham khảo thêm:   Mẫu sổ theo dõi nhân viên ra vào công ty Biểu mẫu về nhân sự, lao động

– Tùy theo khả năng bố trí kinh phí và nhu cầu đào tạo CBCC của mình, các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước để hỗ trợ một phần chi phí (học phí, mua giáo trình) cho đối tượng là CBCC Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học Đại học (và tương đương), sau Đại học (và tương đương). Số kinh phí dành cho việc hỗ trợ này tối đa không quá 10% tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương;

– Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC để chi cho bộ máy quản lý công tác đào tạo của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Kinh phí bảo đảm hoạt động bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước do các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đảm bảo từ kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc từ kinh phí chi các lĩnh vực sự nghiệp tương ứng đối với các đơn vị sự nghiệp.

II. NỘI DUNG CHI

1. Chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước ở trong nước:

a) Các nội dung chi do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước thực hiện:

– Chi thù lao giảng viên; chi phí cho việc đi lại, bố trí nơi ở cho giảng viên;

– Chi tài liệu học tập cho học viên;

– Hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian học tập trung;

– Chi tổ chức lớp học:

+ Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập (nếu có);

+ Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi;

+ Chi nước uống phục vụ lớp học;

+ Chi tiền điện, nước, văn phòng phẩm, chi phục vụ, trông xe;

+ Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế;

+ Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên;

+ Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp của cơ sở đào tạo trong trường hợp phải tổ chức lớp ở xa cơ sở đào tạo.

Đối với cơ sở đào tạo đã được ngân sách đầu tư xây dựng phòng nghỉ cho học viên, phải khai thác cơ sở vật chất hiện có để đảm bảo nơi nghỉ cho học viên ở xa.

b) Các nội dung chi do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học thực hiện:

Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học, sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC được cử đi học các khoản sau đây:

Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ, tết), thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho CBCC trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ). Các khoản chi này không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007, Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/06/2007 của Bộ Tài chính.

c) Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước nhưng không có cơ sở đào tạo, không có điều kiện tự tổ chức lớp phải cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo khác thì cơ quan, đơn vị thanh toán cho các cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đào tạo, bồi dưỡng; tiền mua giáo trình, tài liệu; khoản tiền chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên trong những ngày đi học tập trung theo hoá đơn thu tiền của cơ sở đào tạo hoặc theo hợp đồng dịch vụ do cấp có thẩm quyền ký kết với cơ sở đào tạo.

Tham khảo thêm:   So sánh giữa game bản quyền với game lậu

d) Chi biên soạn chương trình, giáo trình: Do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiêp vụ chi từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước được giao hàng năm.

2. Chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước ở nước ngoài:

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước ở nước ngoài được giao trong dự toán hàng năm của các Bộ, cơ quan chủ trì thực hiện được sử dụng để chi cho các nội dung sau:

– Chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo ở trong nước;

– Chi học phí và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở dịch vụ ở nước ngoài;

– Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu;

– Chi phí mua bảo hiểm y tế trong thời gian học tập ở nước ngoài (nếu có yêu cầu bắt buộc của nước sở tại);

– Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài;

– Chi phí ăn, ở, đi lại, lệ phí sân bay;

– Chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa).

III. MỨC CHI

1. Chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước ở trong nước:

Căn cứ tình hình thực tế và khả năng bố trí kinh phí, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp, đảm bảo không vượt trần tối đa được quy định dưới đây; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cụ thể như sau:

a) Chi thù lao giảng viên (một buổi giảng được tính gồm 4 tiết):

Tùy theo đối tượng, trình độ học viên mà các cơ sở đào tạo bố trí mời giảng viên, báo cáo viên từng cấp cho phù hợp. Mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên (đã bao gồm cả việc soạn giáo án bài giảng, tiền ăn giảng viên) theo quy định sau:

– Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 500.000 đồng/buổi;

– Giảng viên, báo cáo viên cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, phó giáo sư, chuyên viên cao cấp, Tỉnh ủy viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 400.000 đồng/buổi;

– Giảng viên, báo cáo viên là tiến sỹ khoa học, tiến sỹ; chuyên viên chính; phó các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 300.000 đồng/buổi;

– Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên; giảng viên, báo cáo viên cấp quận, huyện, thị xã, mức tối đa không quá: 200.000 đồng/buổi;

– Giảng viên, báo cáo viên cấp xã, mức tối đa không quá: 120.000 đồng/buổi;

Trong trường hợp việc học tập và giảng dạy cần phải tiến hành theo phương pháp mới, tài liệu giảng dạy thuộc loại chuyên môn sâu, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế thì ngoài mức chi thù lao giảng viên theo quy định nêu trên, căn cứ yêu cầu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo trình cấp có thẩm quyền quyết định trả tiền chuẩn bị tài liệu riêng theo hình thức hợp đồng công việc khoán gọn.

Tham khảo thêm:   Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý Thủ tục đăng kí quyền sở hữu công nghiệp

Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các Trường bồi dưỡng cán bộ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị hưởng lương giáo viên (Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục; Trường Chính trị tỉnh, thành phố;…), thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán phụ cấp giảng bài theo quy định về chế độ giảng vượt giờ đối với giảng viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp, không trả theo mức trên khi tham gia giảng dạy các lớp học do cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các trường thực hiện; nhưng khi được mời giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định nêu trên.

– Đối với giảng viên nước ngoài: Tùy theo mức độ cần thiết, các cơ quan đơn vị trình cấp có thẩm quyền quyết định việc mời giảng viên nước ngoài. Mức thù lao đối với giảng viên nước ngoài do cơ quan, đơn vị thỏa thuận với giảng viên, bảo đảm phù hợp với khả năng kinh phí của cơ quan, đơn vị.

b) Chi thuê phiên dịch nội dung bài giảng của giảng viên nước ngoài: Mức chi thuê phiên dịch áp dụng theo mức chi quy định tại điểm g khoản 1 mục I Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/06/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và các văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 57/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính.

c) Chi phí thuê phương tiện đi lại, thuê chỗ nghỉ cho giảng viên: Trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho giảng viên mà phải đi thuê thì được chi với mức chi quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính.

d) Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi: Thực hiện theo quy định về mức chi ra đề thi, coi thi, chấm thi tại Thông tư liên tịch số 49/2007/TTLT/BTC-BGDDT ngày 18/05/2007 của liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực.

đ) Hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian học tập trung:

Căn cứ khả năng bố trí kinh phí, điều kiện tổ chức lớp học (về địa điểm, thành phần học viên, thời gian học tập…) mà các cơ sở đào tạo sử dụng từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao dự toán hàng năm để xem xét quyết định hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian học tập trung nhưng tối đa không quá 25.000 đồng/1 người/1 ngày đối với cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; không quá 15.000 đồng/1 người/1 ngày đối với cấp huyện, cấp xã.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 51/2008/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *