Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 2002/2013/QĐ-UBND Quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 2002/2013/QĐ-UBND về Quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–

Số: 2002/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH “MỘT SỐ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

n cứ Nghị đinh số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/20l0 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Xét đề nghị của liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính Hà Nội tại Tờ trình số 206/TTrLS-TC-NN&PTNT ngày 22/10/2012; các văn bản giải trình 2403/SNN-TCKT ngày 18/12/2012; số 103/SNN-KN ngày 17/01/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội; Thủ trưởng các Sở, ban. ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận. huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Trần Xuân Việt

QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của Ủy ban nhân dân

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định một số nội dung chi và mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của ngân sách Thành phố cho các hoạt động khuyến nông, bao gồm các chương tình, dự án, mô hình khuyến nông thuộc các lĩnh vực:

1. Ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn;

2. Dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sản xuất: Nông dân tham gia sản xuất; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân trong các nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ;

2. Người hoạt động khuyến nông tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Quy định này.

3. Các tổ chức khuyến nông thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Quy định này.

4. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình khuyến nông Thành phố là tập hợp các mô hình. dự án khuyến nông liên quan đến các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 của Quy định này phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thành phố.

2. Nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên là nhiệm vụ khuyến nông cụ thể thực hiện thường xuyên hàng năm.

3. Mô hình khuyến nông là việc thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật, quản lý mới ở các khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Quy định này trên địa bàn thành phố, nhằm áp dựng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiến bộ về quản lý có quy mô phù hợp để làm mẫu nhân ra diện rộng.

4. Điểm trình diện là cụ thể hóa cùa mô hình khuyến nông ở một địa điểm tập trung với quy mô nhất định.

5. Dự án khuyến nông là dự án thực hiện chương trình, đề án khuyến nông được phê duyệt với các mục tiêu rõ ràng được thực hiện theo quy mô vùng và thực hiện trong một thời gian xác định.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động, lựa chọn mô hình, sử dụng kinh phí khuyến nông

1. Việc bố trí kinh phí khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu của nông dân và được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp của Thành phố theo chương trình, đề án, dự án khuyến nông được Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

2. Phát huy vai trò chủ động, tham gia tích cực, tự nguyện của nông dân vào hoạt động khuyến nông. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông. đa dạng hóa dịch vụ. huy động nguồn lực các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến nông;

3. Việc xây dựng mô hình, dự án khuyến nông phải có mục tiêu rõ ràng, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội, không gây tác động xấu đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tăng thu nhập cho người sản xuất và có khả năng nhân ra điện rộng;

4. Nội dung, phương pháp triển khai phải phù hợp với từng địa bàn, nhóm đối tượng và cộng đồng dân tộc khác nhau;

Các tổ chức, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông thực hiện theo khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên bộ Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

5. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí khuyến nông thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 1 5/11/2010 của liên bộ Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

6. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch có sự giám sát của cộng đồng trong hoạt động khuyến nông.

Điều 5. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến nông

1. Nguồn kinh phí ngân sách Thành phố, ngân sách các quận. huyện, thị xã thực hiện theo quy định phân cấp của thành phố và quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

2. Thu từ thực hiện các hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;

3. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

4. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI CỤ THỂ

Điều 6. Nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông

1. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo:

1.1. Đối tượng:

a) Đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo gồm các đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 2 Quy định này nhưng chưa tham gia chương trình đào tạo nghề do Nhà nước hỗ trợ;

b) Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy định này.

1.2. Nội dung chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, gồm:

a) Chi biên soạn, in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; xây dựng băng đĩa hình kỹ thuật; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có).

b) Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi, hội đồng xét kết quả, in, cấp chứng chỉ.

c) Chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật (nếu có), chi tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có);

d) Chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại; tiền ở (nếu có);

đ) Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát thực tế (nếu có);

e) Chi khác: Khai giảng, bế giảng, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng.

1.3. Nội dung, hình thức, quy mô và thời gian tập huấn, đào tạo:

a) Nội dung: Đối với người sản xuất để hiểu biết về chính sách pháp luật, truyền nghề cho nông dân; về kỹ năng, quy trình sản xuất; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Đối với người hoạt động khuyến nông để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Hình thức, quy mô và thời gian:

Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo thông qua mô hình khuyến nông cho người sản xuất tham gia mô hình và những người ngoài mô hình; hình thức tổ chức tại chỗ hoặc tập trung, có thể thuê cơ sở đào tạo nghề có chức năng đào tạo ngành nghề phù hợp với mô hình khuyến nông triển khai hoặc thông qua đào tạo từ xa trên kênh truyền hình.

Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;

Tổ chức khảo sát học tập trong nước và ngoài nước;

Tổ chức các lớp học phải gắn lý thuyết với thực hành;

Lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người sản xuất và người hoạt động khuyến nông thời gian không quá 01 tháng và không quá 30 người/lớp.

Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ Đại học trở lên, các nông dân sản xuất giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.

1.4. Mức hỗ trợ:

a) Đối với người sản xuất:

(1) Người nông dân sản xuất được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại Thành phố; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại quận, huyện, thị xã; không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.

Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ (chi phí điện, nước, chi phí khác nếu có); Trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì đơn vị tổ chức được hỗ trợ 100% chi phí. Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không vượt mức theo quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân thành phố về chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố.

(2) Đối với người nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân trong các nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại tối đa không quá 50% theo mức quy định tại tiết (1), điểm a, mục 1 .4, khoản 1, Điều 6 Quy định này.

Đối với chỗ ở cho người học: Nếu đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ (chi phí điện, nước, chi phí khác nếu có); Trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì đơn vị tổ chức được hỗ trợ 50% chi phí. Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không vượt mức theo quy định hiện hành của UBND thành phố về chế độ công tác phi, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

(3) Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 2002/2013/QĐ-UBND Quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Quy định 132-QĐ/TW Quy định đánh giá xếp loại chất lượng đối với tập thể trong hệ thống chính trị

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *