Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1685/QĐ-KTNN Ban hành quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 1685/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ngày 18 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước.

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
——————–
Số: 1685/QĐ-KTNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước

—————————-

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước;

Căn cứ Luật Thanh tra;

Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15 tháng 09 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 11/2007/QĐ-KTNN ngày 10/12/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Lãnh đạo KTNN;
– Các đơn vị trực thuộc KTNN;
– Lưu: VT, Vụ PC.

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(đã ký)

Đinh Tiến Dũng

QUY TRÌNH
TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1685/QĐ-KTNN ngày 18 tháng 10 năm 2012
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy trình này quy định trình tự, nội dung các bước tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc cuộc thanh tra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy trình này được áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi tiến hành thanh tra theo kế hoạch hoặc quyết định thanh tra đột xuất do Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.

Chương II
THANH TRA THEO KẾ HOẠCH

MỤC 1. CHUẨN BỊ VÀ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA
Điều 3. Thu thập thông tin

1. Căn cứ kế hoạch thanh tra năm Vụ trưởng Vụ Pháp chế tổ chức thu thập thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra); kết quả thu thập thông tin được báo cáo bằng văn bản.

2. Thời gian thu thập thông tin không quá 05 ngày.

Điều 4. Quyết định, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì việc xây dựng dự thảo quyết định và kế hoạch tiến hành thanh tra trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định và phê duyệt.

2. Nội dung cơ bản của quyết định thanh tra gồm: Căn cứ pháp lý để ra quyết định thanh tra; đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; thời hạn thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án PowerPoint chuyên đề học tập Vật lí 10 (Cả năm)

3. Nội dung cơ bản của kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: Mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung của cuộc thanh tra; phạm vi và phương pháp tiến hành; thời kỳ, thời hạn thanh tra; chế độ thông tin báo cáo; Dự trù kinh phí, phương tiện đi lại, phương tiện kỹ thuật, chuyên gia… cần sử dụng trong quá trình thanh tra.

4. Tổng Kiểm toán Nhà nước ra quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra.

5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra (theo số và dấu Công văn chuyển đi).

Điều 5. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên của Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện…. Cuộc họp phải được ghi thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc thanh tra.

Điều 6. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Căn cứ nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra Trưởng Đoàn thanh tra chủ trì xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Đề cương yêu cầu báo cáo gửi cho đối tương thanh tra ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra.

Điều 7. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

Trưởng Đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra; thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và hình thức công bố.

MỤC 2. TIẾN HÀNH THANH TRA

Điều 8. Công bố quyết định thanh tra

Chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày quyết định thanh tra được ký ban hành, Trưởng Đoàn thanh tra phải tổ chức công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra; cuộc họp phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện lãnh đạo đơn vị được thanh tra và Trưởng Đoàn thanh tra.

Điều 9. Thực hiện thanh tra

1. Thu thập tài liệu

a) Trưởng Đoàn thanh tra lập phiếu yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, phiếu yêu cầu nêu rõ tên tài liệu, thời gian và địa điểm cung cấp.

b) Trường hợp cần giữ nguyên trạng tài liệu, Trưởng Đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan tới nội dung thanh tra. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc hủy bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp Đoàn thanh tra có Tổ thanh tra thì Tổ trưởng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết của Tổ trình Trưởng đoàn phê duyệt; thời gian lập và hoàn thành kế hoạch chi tiết do Trưởng đoàn quyết định.

3. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.

a) Yêu cầu giải trình: Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình bằng văn bản (có chữ ký của người giải trình).

b) Đối thoại, chất vấn: Trường hợp giải trình của đối tượng chưa rõ, Đoàn thanh tra tiến hành tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra để làm rõ thêm đúng, sai về nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; việc đối thoại, chất vấn được lập thành biên bản, trường hợp cần thiết thì ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại, chất vấn.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát See You Again

c) Thẩm tra, xác minh:

Trường hợp các chứng cứ và giải trình của đối tượng thanh tra chưa rõ hoặc có nghi vấn, Trưởng đoàn thanh tra tiến hành thẩm tra, xác minh; kết quả thẩm tra, xác minh được lập thành biên bản kèm theo đầy đủ chứng cứ và tài liệu chứng minh. Trường hợp làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (không là đối tượng thanh tra) để xác minh làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra, thì Trưởng Đoàn thanh tra phải xin ý kiến bằng văn bản với Vụ trưởng Vụ Pháp chế và chỉ thực hiện khi có văn bản đồng ý.

Nội dung các buổi làm việc phải đuợc lập thành biên bản; trường hợp không đến làm việc trực tiếp thì có thể yêu cầu bằng văn bản.

Trưng cầu giám định: Trưởng Đoàn thanh tra đề nghị (bằng văn bản) Vụ trưởng Vụ Pháp chế trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét quyết định việc trưng cầu giám định chuyên môn đối với những nội dung dự kiến kết luận nhưng Đoàn thanh tra không đủ thẩm quyền, khả năng chuyên môn để kết luận; việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện chứng cứ và lập biên bản làm việc: Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong khi tiến hành thanh tra phải tiến hành rà soát, hoàn thiện hồ sơ chứng cứ và ký biên bản xác nhận hoặc biên bản làm việc theo từng nội dung, sự việc dự kiến kết luận với đối tượng thanh tra.

Điều 10. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra

1. Báo cáo của thành viên Đoàn thanh traTrong quá trình thanh tra các thành viên, tổ trưởng, nhóm trưởng (nếu có) có trách nhiệm thường xuyên báo cáo (định kỳ, đột xuất) với Trưởng đoàn về tình hình, kết quả công việc được phân công và những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo.

2. Báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra

a) Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo (định kỳ, đột xuất) Vụ trưởng Vụ Pháp chế về tình hình, kết quả thanh tra. Báo cáo nêu rõ những thuận lợi, khó khăn, những nơi đã và đang làm việc, nội dung, kết quả thanh tra, những vấn đề cần phải xin ý kiến chỉ đạo và kế hoạch tiếp theo.

b) Trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc vượt khả năng và thẩm quyền của Trưởng đoàn thì Trưởng đoàn có trách nhiệm báo cáo kịp thời Vụ trưởng Vụ Pháp chế để xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra

1. Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu sửa đổi, bổ sung:

2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra; trường hợp Trưởng Đoàn thanh tra khi cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra, báo cáo Vụ trưởng Vụ Pháp chế để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và chỉ thực hiện kế hoạch sửa đổi, bổ sung sau khi được phê duyệt.

3. Các trường hợp do Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Trưởng Đoàn đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra, nếu cần thiết Vụ trưởng Vụ Pháp chế chỉ đạo Đoàn thanh thực hiện ngay các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Điều 12. Tạm đình chỉ, thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn thanh tra

1. Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau:

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 6 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

b) Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.

c) Bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.d) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.

đ) Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

e) Gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

g) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

h) Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

i) Vi phạm quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước, vi phạm đạo đức nghề nghiệp…

k) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

2. Thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra; có hành vi vi phạm pháp luật; là người thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

3. Việc bổ sung thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện trong trường hợp cần bảo đảm tiến độ, chất lượng thanh tra hoặc để đáp ứng các yêu cầu khác phát sinh trong quá trình thanh tra.

4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề nghị (bằng văn bản) Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét việc tạm đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra và ký thừa lệnh Tổng Kiểm toán Nhà nước các quyết định khi có sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Điều 13. Nhật ký Đoàn thanh tra

1. Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra. Nhật ký do Trưởng đoàn ghi chép hàng ngày, trường hợp giao việc ghi chép sổ nhật ký cho thành viên Đoàn thanh tra thì Trưởng Đoàn thanh tra phải có trách nhiệm về việc ghi chép và ký xác nhận nội dung ghi chép đó.

2. Mẫu nhật ký Đoàn thanh tra và nội dung hướng dẫn do Vụ trưởng Vụ Pháp chế quy định; nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trong hồ sơ cuộc thanh tra.

Điều 14. Gia hạn thanh tra và kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

1. Trường hợp cần gia hạn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo Vụ trưởng Vụ Pháp chế để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xin gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định gia hạn được ban hành.

2. Trưởng Đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra về thời gian kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra hoặc tổ chức làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra, buổi làm việc được lập thành biên bản và được ký giữa đối tượng thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1685/QĐ-KTNN Ban hành quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của Kiểm toán Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *