Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 715/TCT-CS Khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 715/TCT-CS về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Tổng cục Thuế ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

Số: 715/TCT-CS
V/v khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2013

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Định

Tổng cục Thuế nhận được công văn 2127/CT-KTT ngày 05/11/2012 của Cục thuế tỉnh Bình Định về việc thực hiện công văn số 3235/TCT-CS ngày 11/9/2012 của Tổng cục Thuế liên quan đến việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT của Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định (BIC Bình Định). Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại khoản 1 Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về hình thức bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản như sau:

“Điều 47. Hình thức bồi thường.

1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Anh Sơn 1, Nghệ An Đề thi minh họa môn Toán THPT Quốc gia 2019

c) Trả tiền bồi thường”.

Tại điểm 1.2.c.1 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

c.1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.

Tại điểm 1.3 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“1.3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau:

a) Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT”.

Tại điểm 6.1c, Mục II Thông tư số 111/2005/TT-BTC ngày 13/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định: ” Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hoá đơn GTGT mua vào theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục I III phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC”.

Tham khảo thêm:   Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất

Tại khoản 1.c Điều 8 Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/1/2011 hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hướng dẫn:

“c) Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hoá đơn GTGT mua vào theo hướng dẫn Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn. Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

– Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ để bồi thường hoặc thanh toán các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, hoá đơn GTGT mang tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí theo quy định”.

Căn cứ hướng dẫn trên và theo công văn của Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định trường hợp Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định (BIC Bình Định) ký hợp đồng bảo hiểm tài sản, xe cơ giới và hàng hoá cho khách hàng, trong hợp đồng bảo hiểm có ghi rõ khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, BIC Bình Định có quyền lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế hoặc trả bằng tiền theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp trong năm 2010, 2011, khách hàng bảo hiểm gặp tổn thất về tài sản, hàng hoá, khách hàng tự mang tài sản đi sửa chữa hoặc mua hàng, hoá đơn sửa chữa tài sản hoặc mua hàng mang tên khách hàng bảo hiểm, sau đó, khách hàng bảo hiểm lập hoá đơn GTGT cho BIC Bình Định theo giá trị tương ứng với các chi phí sửa chữa tài sản hoặc mua hàng có hoá đơn GTGT trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm đã kê khai, nộp thuế GTGT và BIC Bình Định đã kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn này thì cũng được chấp thuận.

Tham khảo thêm:   Nghị định 13/2019/NĐ-CP Quy định mới về doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Bình Định được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định;
– Vụ PC, CST, Cục QKGSBH- BTC
– Vụ PC, KK-TCT;
– Lưu VT; CS(02)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Cao Anh Tuấn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 715/TCT-CS Khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *