Bạn đang xem bài viết ✅ Báo cáo 1456/BC-BNN-KTHT Rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Báo cáo 1456/BC-BNN-KTHT về việc rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

Số: 1456/BC-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2013

BÁO CÁO
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO, DÂN TỘC THIỂU SỐ

Theo nội dung công văn số 760/LĐTBXH-BTXH ngày 11/3/2013 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về việc báo cáo đánh giá chính sách giảm nghèo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Rà soát Hệ thống chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nước sinh hoạt đối với hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào DTTS

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ, theo giai đoạn và lâu dài để hỗ trợ đồng bào. Đến nay, qua rà soát các chính sách còn hiệu lực thi hành gồm 15 văn bản bao gồm: 01 Nghị quyết, 02 Nghị định, 06 Quyết định, 06 Thông tư (theo phụ biểu 1 kèm theo)

2. Các chính sách chủ yếu đã triển khai thực hiện(gồm 7 nhóm chính sách)

a) Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất (hỗ trợ nhận khoán, hỗ trợ lương thực, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ tạo đất sản xuất lương thực, tín dụng)

b) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất (lập và rà soát quy hoạch phát triển sản xuất, khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương rẫy cố định, hỗ trợ giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, giống cỏ, chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi trồng thủy sản, tín dụng…)

c) Chính sách hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

d) Chính sách tăng cường và hỗ trợ cán bộ khuyến nông; bố trí kinh phí khuyến nông.

e) Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo.

g) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân.

h) Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo.

3. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất trong chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 đã hỗ trợ cho hàng ngàn hộ nghèo phát triển sản xuất, đã hỗ trợ 14.000 triệu đồng chủ yếu giống cây lương thực như lúa ngô, đậu, khoai và một số cây trồng đặc sản của địa phương; phát triển lâm nghiệp là 17.500 triệu đồng; phát triển đàn gia súc 15000 con, đàn gia cầm 75.000 con và thủy sản với tổng giá trị thực hiện đạt 18.200 triệu đồng; Phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến nông sản đã thực hiện 20.300 triệu đồng.

Ngoài những hoạt động hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và khôi phục phát triển ngành nghề nông thôn, dự án đã tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật phát triển sản xuất cho hàng ngàn lượt người; xây dựng hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn và tập huấn nhân rộng mô hình giảm nghèo cho nhiều lượt hộ tạo thu nhập cho các đối tượng nghèo.

b) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình 135

Dự án đã trực tiếp tác động đến các đối tượng nghèo. Với việc hỗ trợ vật tư, giống, vốn, thiết bị kèm theo là tập huấn kiến thức, kỹ thuật.v.v. đã giúp nâng cao kiến thức sản xuất cho các đối tượng được hỗ trợ, giúp cho hộ nghèo phát triển sản xuất, góp phần quan trọng vào thành tích xóa đói giảm nghèo ở địa phương, kết hp với các hp phần khác của chương trình 135 đã làm thay đổi khá rõ bộ mặt các xã khó khăn. Đồng thời nâng cao trình độ và kiến thức về xây dựng và quản lý dự án cho cán bộ cơ sở nhất là cán bộ xã, mặc dù Dự án được triển khai ở các xã khó khăn, đa phần là cán bộ xã non yếu, những năm đầu chỉ có khoảng 10% số xã có đủ điều kiện làm chủ đầu tư đến nay đã có trên 80% xã đảm nhận được nhiệm vụ này. Quy chế dân chủ ở nông thôn được thực hiện ngày càng sâu rộng thông qua việc bình xét, công khai đối tượng, mức hỗ trợ và giám sát thực hiện dự án. Hầu hết các địa phương chọn đối tượng hỗ trợ đã cơ bản đúng đối tượng theo quy định. Phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm được thể hiện ngày càng rõ nét ở địa bàn các xã 135. Nhà nước hỗ trợ kinh phí; ban hành cơ chế, chính sách; tổ chức tập huấn, đào tạo… Người dân tự bỏ công sức, tiền vốn, vay vốn ngân hàng; tự tổ chức sản xuất…

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 11 Cánh diều trang 137, 138, ..., 142

Giai đoạn 2006 – 2010 đã giải ngân đạt 1.931.397 triệu đồng vốn kế hoạch được giao.

Số lượng hộ được hưởng lợi 2.243.987 hộ

Nội dung thực hiện:

Hỗ trợ giống cây trồng trên 400 tỷ đồng, gồm: giống cây lương thực trên 12.000 tấn và gn 75 triệu cây công nghiệp, đặc sản và cây lâm nghiệp phù hp với điều kiện của địa phương.

Hỗ trợ giống vật nuôi gần 390 tỷ đồng gồm: gia súc trên 300.000 con, gia cầm trên 1.300.000 con, thủy sản trên 18 triệu con.

Hỗ trợ trên 480.000 tấn với giá trị gần trên 215 tỷ đồng vật tư chủ yếu phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.v.v.

Tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật cho khoảng 927.000 lượt người.

Hỗ trợ trên 250.000 máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm với giá trị khoảng 345 tỷ đồng.

Xây dựng trên 6.600 mô hình để phổ biến và nhân rộng với kinh phí trên 170 tỷ đồng.

Về huy động và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện như: Khuyến nông, khuyến lâm khuyến ngư; Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chuyển đổi cây trồng thay thế cây chứa chất ma túy; phát triển hạ tầng nông thôn; Thủy lợi.v.v. Với tổng số vốn trên 13.600 tỷ đồng, trong đó: NSTW trên 10.500 tỷ đồng.

Huy động nguồn lực từ các tổ chức Quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương để thực hiện các dự án phát triển sản xuất, giảm nghèo, phát triển hạ tầng nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường.v.v. Với tổng số vốn trên 1.900 tỷ đồng.

c) Hỗ trợ phát triển sản xuất từ chương trình 30a (cho 62 huyện nghèo)

Tổng hợp ở 44 huyện thuộc (chương trình 30a) đã hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp hơn 1100 tỷ đồng (bình quân mỗi huyện chi 8,3 tỷ đồng/năm); đầu tư cho công trình thủy lợi bình quân hơn 6,3 tỷ đồng/năm, cụ thể:

* Về hỗ trợ phát triển sản xuất: Các huyện đã chi 236 tỷ đồng phục vụ trực tiếp cho hỗ trợ phát triển sản xuất trong đó: 33 tỷ đồng hỗ trợ cho khai hoang, phục hóa, cải tạo ruộng bậc thang, nương rẫy cố định; 194 tỷ hỗ trợ cây con giống, phân bón để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; 6,6 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các mô hình khuyến nông lâm ngư nghiệp. Đã có Hơn 30 nghìn lượt người nghèo được tham gia tập huấn kỹ thuật với kinh phí hỗ trợ hơn 8,5 tỷ đồng; hỗ trợ cho hơn 4,4 nghìn cán bộ khuyến nông thôn bản với kinh phí hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng.

Hơn 236 tỷ đồng phục vụ trực tiếp cho hỗ trợ phát triển sản xuất trong đó

Hơn 33 tỷ đồng hỗ trợ cho khai hoang, phục hóa, cải tạo ruộng bậc thang, nương rẫy cố định.

Hơn 194 tỷ hỗ trợ cây con giống, phân bón để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Hơn 6,6 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các mô hình khuyến nông lâm ngư nghiệp

Hơn 30 nghìn lượt người nghèo được tham gia tập huấn kỹ thuật với kinh phí hỗ trợ hơn 8,5 tỷ đồng

Đội ngũ cán bộ khuyến nông thôn bản hơn 4,4 nghìn người được bổ sung với kinh phí hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng.

Tổng hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp là hơn 1100 tỷ đồng (bình quân mỗi huyện được đầu tư hơn 8,3 tỷ đồng/năm). 44 huyện

Ngoài ra trung bình mỗi huyện đầu tư cho công trình thủy lợi bình quân hơn 6,3 tỷ đồng/năm (28 huyện)

4. Khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

a) Những khó khăn, hạn chế

Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nên nhiều nội dung hỗ trợ chưa thực hiện được. Việc bố trí vốn còn thấp so với nhu cầu thực tế nên nhiều nội dung trong đề án chưa được triển khai.

Một số địa phương, công tác triển khai còn nhiều lúng túng, từ khâu lập kế hoạch, phân bổ vốn, đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.

Tham khảo thêm:   Đề thi kiến thức chuyên môn Giáo viên Tiểu học năm 2018 - 2019 Đề thi khảo sát giáo viên lớp 4, 5

Kinh phí cấp để thực hiện các nội dung chính sách trong đề án được duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu (bố trí 10% so với đề án được duyệt). Nguồn kinh phí Trung ương bổ sung cho các huyện nghèo còn thấp so với nhu cầu vốn thực tế của địa phương nên các huyện mới chỉ tập trung thực hiện hỗ trợ khai hoang, phát triển hạ tầng nông thôn. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập không được thực hiện đầy đủ, chưa được triển khai hoặc triển khai rất hạn chế chỉ ở mức thí điểm.

Việc nhận thức của nhân dân vẫn còn hạn chế nên việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào thực tế còn nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi một lần chưa phát huy hiệu quả do người nghèo, dân tộc chưa làm quen nên cần được tiếp tục hỗ trợ trong 2-3 mùa vụ. Việc sản xuất đã được cải thiện song chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

Tiến độ triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ nhận khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi cho sản xuất của một số huyện còn chậm. Chưa hoàn thành việc giao đất, giao rừng. Hỗ trợ kinh phí cho khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ thực hiện công tác giải ngân chậm.

Trình độ, năng lực của một số cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng từ khảo sát, lập dự toán đến tổ chức thực hiện. Cán bộ khuyến nông đã được tăng cường, song do năng lực còn hạn chế nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả đạt thấp.

Một số doanh nghiệp còn lúng túng trong việc phối hợp với địa phương lựa chọn nội dung và hình thức hỗ trợ cho huyện nghèo (hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo hay hỗ trợ cho cộng đồng, hỗ trợ cho hoạt động nào) nên sau khi thực hiện hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm năm 2009 thì không thể tiến hành được các hoạt động hỗ trợ tiếp theo trong năm 2010.

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của một shuyện về cơ quan thường trực chưa theo chỉ đạo của UBND tỉnh, báo cáo không đầy đủ, kịp thời gây khó khăn cho công tác tổng hợp, điều hành của Ban chỉ đạo Chương trình.

Hầu hết các địa phương còn lúng túng hoặc chưa tích cực triển khai chính sách hỗ trợ gạo cho hộ gia đình nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, chủ yếu là do chưa tiến hành rà soát, xác định và tổng hp được đối tượng hộ nghèo cũng như chưa thực hiện việc giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng đến các hộ dân.

Được xem là chính sách quan trọng và mang lại đột phá của chương trình, nhưng các chính sách tạo việc làm và chuyển biến nhanh về thu nhập và đời sống cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc miền núi, các chính sách về phát triển lâm nghiệp bao gồm chính sách hỗ trợ giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển rừng sản xuất nhằm phát huy lợi thế của vùng miền núi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 70-89% diện tích tự nhiên. Trong 3 năm đầu triển khai, các chính sách lâm nghiệp đã bước đầu tạo ra những chuyển biến nhất định về thu nhập và đời sống cho đồng bào. Tuy nhiên nguồn vốn hỗ trợ mới chỉ đạt 30% so với nhu cầu (trung bình 450 tỷ đồng/năm). Ngoài ra do chương trình 611 chỉ tập trung triển khai thực hiện phát triển rừng sản xuất năm 2011 nên nguồn kinh phí hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng năm 2011 rất thiếu và không đủ kinh phí thanh toán cho các hộ dân đã nhận khoán (so với nhu cầu mới chỉ được cấp hơn 20% kinh phí). Do vậy, nhà nước cần bố trí đủ nguồn vốn thực hiện việc hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng trước khi tính đến việc mở rộng diện tích giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng.

Chính sách, định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ phát triển chăn nuôi còn nhiều bất cập trong thực tiễn. Việc triển khai hỗ trợ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc lớn chưa hiệu quả. Các vấn đề về chất lượng con giống, phòng dịch chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng một số nơi gia cầm, gia súc chết hàng loạt (ví dụ tại Yên Bái, Cao Bằng). Ngoài ra, các vấn đề về quy mô đàn gia súc (mỗi hộ được hỗ trợ 1 lần, 1 con), cách chăm sóc (dành một lao động chăm sóc, chăn thả), định mức hỗ trợ thấp về trồng cỏ, chuồng trại… cũng không phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ.

Các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản cũng chưa phát huy được tác dụng do quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, chủ yếu giải quyết vấn đề tự cung tự cấp lương thực.

Mức hỗ trợ cho công tác khuyến nông còn thấp (trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất trạm khuyến nông thiếu thốn, lạc hậu, kinh phí hỗ trợ cho huyện nghèo chưa thể hiện được chính sách ưu tiên cho huyện nghèo.

Tham khảo thêm:   Sổ theo dõi sức khỏe học sinh THPT Mẫu sổ sức khỏe học sinh

b) Nguyên nhân

Nhìn chung các huyện nghèo vẫn còn nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Trước hết đó là hầu hết các huyện có địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết có nhiều biến động, phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Chương trình 30a tập hp nhiều cơ chế chính sách từ các Chương trình riêng, song lại có chính sách đặc thù liên quan đến việc phải hướng dẫn thực hiện từ đầu, các địa phương khó kết nối các nội dung trong quá trình thực hiện.

Công tác phân cấp từ tỉnh cho các huyện còn chậm đối với việc triển khai thực hiện một số chính sách như thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ khoán, khoanh nuôi bảo vệ rừng, định mức giá trần để hỗ trợ mua vật nuôi.

Một số tỉnh thiếu sự chỉ đạo sâu sát, tập trung của Ban chỉ đạo Chương trình 30a của tỉnh hoặc ngược lại làm thay cho các huyện nên các chính sách phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp chậm được triển khai hoặc bố trí vốn không đúng thời vụ như Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum;

Một bộ phận cán bộ ở địa phương có nhận thức chưa đúng và chưa đầy đủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a; do đó chưa quan tâm đúng mức và chưa cân đối nguồn kinh phí hp lý cho nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Một số địa phương chưa thực sự chủ động rà soát, bố trí lại nguồn lực đầu tư của nhà nước từ các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo hiện hành để lồng ghép, còn có tư tưởng thụ động, trông chờ nguồn lực đầu tư bổ sung từ ngân sách trung ương.

II. ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trên cơ sở kết quả rà soát chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất như sau:

1. Về sửa đi và hoàn thiện chính sách htrợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc

a) Về nội dung hỗ trợ: nâng cao định mức cho phù hp, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách như:

Điều chỉnh định mức hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vrừng, hỗ trợ trồng rừng sẽ được đề xuất tăng lên phù hợp với yêu cầu thực tế và điều kiện cân đối ngân sách nhà nước.

Bổ sung chính sách khuyến lâm, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp để người dân có nguồn thu nhập sống được từ rừng.

Tăng định mức, và thời gian hỗ trợ một lần giống, phân bón để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để người nghèo kịp chuyển đổi nhận thức và bảo toàn vốn cho những năm tiếp theo; ưu tiên đối với các giống cây trồng, vật nuôi có thị trường tiêu thụ, có giá trị cao phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Số lần hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất, hoặc 2-3 vụ để người dân làm quen, thành thạo trong sản xuất và đi kèm với những điều kiện nhất định người dân không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước

Nâng mức hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ trồng cỏ chăn nuôi; khai hoang ruộng, tạo ruộng bậc thang, phục hóa cho phù hợp với giá cả biến động thị trường. Việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi sẽ những cây, con đó.

Việc hỗ trợ này cần kết hp với chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Chương trình 1956, hoặc chương trình Khuyến nông

Nâng mức vay tín chấp, lãi suất 0% có thể từ 10-15 triệu đồng trong thời gian từ 2-3 năm; hỗ trợ một phần lãi suất cho hnghèo, cận nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh

b) Về cơ chế thực hiện: chuyển từ hỗ trợ theo chính sách sang hỗ trợ theo dự án sản xuất phù hợp vi quy hoạch, trong đó tăng cường việc phân cấp cho cấp xã, xã làm chủ đầu tư trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển chung của tỉnh, huyện nhưng đối tượng ưu tiên là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc.

Phát huy sự tham gia chủ động của hộ nghèo, người dân, cộng đồng và cơ sở trong việc lựa chọn dự án hỗ trợ. Tăng cường sự liên kết theo chuỗi: sản xuấttiêu thụ; Gắn đào tạo/tập huấn/xây dựng mô hình với tín dụng;

Nhà nước bố trí ổn định kinh phí hỗ trợ hàng năm cho các xã để các xã chủ động thực hiện từ nguồn vốn chương trình 30a, chương trình giảm nghèo bền vững, (Chương trình 135 kéo dài)

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Báo cáo 1456/BC-BNN-KTHT Rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *