Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 73/2012/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 09 năm 2012 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 73/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009;

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gồm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Liên kết đào tạo là hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.

2. Cơ sở giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục Đại học và cơ sở giáo dục thường xuyên.

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung tâm dạy nghề, trường Trung cấp nghề, trường Trung cấp chuyên nghiệp và trường Cao đẳng nghề.

4. Cơ sở dạy nghề bao gồm trung tâm dạy nghề, trường Trung cấp nghề và trường Cao đẳng nghề.

5. Cơ sở giáo dục Đại học bao gồm trường Đại học và trường Cao đẳng.

6. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài, cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

8. Phân hiệu là đơn vị phụ thuộc của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đó, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

9. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài (gọi tắt là văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài) là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nhằm xúc tiến, phát triển hợp tác, đầu tư trong giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Kinh tế và pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội Sách Cánh diều

8. Phân hiệu là đơn vị phụ thuộc của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đó, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

9. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài (gọi tắt là văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài) là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nhằm xúc tiến, phát triển hợp tác, đầu tư trong giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

10. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

11. Chia cơ sở giáo dục là việc một cơ sở giáo dục bị chia thành hai hoặc một số cơ sở giáo dục mới. Sau khi chia, cơ sở giáo dục bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của cơ sở giáo dục bị chia được chuyển giao cho các cơ sở giáo dục mới theo quyết định chia cơ sở giáo dục, phù hợp với mục đích hoạt động của cơ sở giáo dục mới.

12. Tách cơ sở giáo dục là việc một cơ sở giáo dục bị tách thành một hoặc một số cơ sở giáo dục mới. Sau khi tách, cơ sở giáo dục bị tách và cơ sở giáo dục được tách thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình theo quyết định tách cơ sở giáo dục, phù hợp với mục đích hoạt động của các cơ sở giáo dục đó.

13. Sáp nhập cơ sở giáo dục là việc một hoặc một số cơ sở giáo dục được sáp nhập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục được sáp nhập) vào một cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi là cơ sở giáo dục sáp nhập). Sau khi sáp nhập, cơ sở giáo dục được sáp nhập chấm dứt tồn tại; các quyền, nghĩa vụ dân sự của cơ sở giáo dục được sáp nhập được chuyển giao cho cơ sở giáo dục sáp nhập.

14. Hợp nhất cơ sở giáo dục là việc hai hoặc một số cơ sở giáo dục cùng loại kết hợp thành một cơ sở giáo dục mới. Sau khi hợp nhất, các cơ sở giáo dục cũ chấm dứt tồn tại; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các cơ sở giáo dục cũ được chuyển giao cho cơ sở giáo dục mới.

Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài) được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục các ngành, nghề đào tạo mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam.

Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trong quá trình hoạt động, cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm:

a) Tự chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động giáo dục, định kỳ triển khai hoạt động tự đánh giá, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc nước ngoài;

Tham khảo thêm:   Quyết định 19/2022/QĐ-TTg Chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT

b) Định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục; nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đối với kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài

1. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tuân thủ các quy định, hiện hành của pháp luật Việt Nam về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thế quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Chương 2.
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

MỤC 1.
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
THỜI HẠN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai

Đào tạo trực tiếp theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam, của nước ngoài hoặc hai bên cấp riêng theo quy định của từng bên.

Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo

1. Đối tượng liên kết đào tạo:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục Đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục Đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

2. Phạm vi liên kết đào tạo:

a) Cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện;

b) Cơ sở giáo dục quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài.

2. Bằng tốt nghiệp của chương trình liên kết đào tạo được quy định như sau:

a) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích giá trị đặc sắc của bài hát Đất nước trọn niềm vui Những bài văn hay lớp 11

b) Văn bằng do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của chương trình liên kết đào tạo không quá năm năm, kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.

MỤC 2.
ĐIỀU KIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Điều 10. Đội ngũ nhà giáo

1. Giáo dục nghề nghiệp:

a) Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ Trung cấp (Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ Cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.

2. Giáo dục Đại học:

a) Đối với liên kết đào tạo trình độ Cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp Đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ Đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

c) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;

d) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

3. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.

4. Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.

Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị

1. Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05m2/sinh viên.

2. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 73/2012/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *