Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 40/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 40/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 19 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

—————-

Số: 40/2012/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ
Ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá
kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh

—————————

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các Đại học, Học viện; hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
– Ủy ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
– Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ban Tuyên giáo TW;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bộ Tư pháp (Cục K.Tr.VBQPPL);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GD&ĐT;
– Như Điều 3 (để thực hiện);
– Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDQP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Bùi Văn Ga

QUY ĐỊNH
Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập
môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT
ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

—————————

Tham khảo thêm:   Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động lực học chất điểm 5 chủ đề và bài kiểm tra

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về tổ chức dạy, học; đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh (sau đây viết tắt là GDQP-AN).

2. Văn bản này áp dụng đối với giáo viên, giảng viên GDQP-AN; sinh viên các Đại học, Học viện, trường Đại học, trường Cao đẳng (sau đây gọi chung là trường Cao đẳng, Đại học); học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp, trường Trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học Trung học phổ thông; trung tâm GDQP-AN và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Vị trí, mục tiêu môn học

1. Giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học chính khóa, bắt buộc đối với học sinh các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học; là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

2. Giáo dục quốc phòng – an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng và công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 3. Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình

1. Chương trình GDQP-AN thể hiện mục tiêu GDQP-AN; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi, thời gian và cấu trúc nội dung môn học của các cấp học và trình độ đào tạo; bao gồm:

a) Chương trình GDQP-AN cấp Trung học phổ thông;

b) Chương trình GDQP-AN trình độ Trung cấp chuyên nghiệp;

c) Chương trình GDQP-AN trình độ Đại học, Cao đẳng.

2. Sách giáo khoa GDQP-AN thuộc hệ thống sách giáo khoa giáo dục phổ thông, sử dụng cho học sinh cấp Trung học phổ thông; gồm có: GDQP-AN 10, GDQP-AN 11, GDQP-AN 12. Sách giáo viên GDQP-AN quy định nội dung, thời gian và phương pháp giảng dạy từng bài trong sách giáo khoa GDQP-AN, sử dụng cho giáo viên GDQP-AN cấp trung học phổ thông.3. Giáo trình GDQP-AN thuộc giáo trình sử dụng chung trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, gồm có:

a) Giáo trình GDQP-AN Trung cấp chuyên nghiệp;

b) Giáo trình GDQP-AN Đại học, Cao đẳng.

Điều 4. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học GDQP-AN do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP-AN các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp Trung học phổ thông). Các trường khi tổ chức học thực hành kỹ năng quân sự phải có thao trường tổng hợp.

2. Các trường có trung tâm GDQP-AN hoặc khoa, bộ môn giáo dục quốc phòng, tùy theo quy mô thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN để xây dựng phòng học chuyên dùng và thao trường tổng hợp. Các trường không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, thực hiện theo quy định về liên kết GDQP-AN của các cơ sở giáo dục Đại học hiện hành.

Tham khảo thêm:   Giáo án STEM Toán 7 Kế hoạch bài dạy STEM Toán lớp 7

3. Vũ khí bắn tập và trang thiết bị kèm theo phải thực hiện chế độ quản lý, bảo quản hàng ngày theo quy định quản lý vũ khí hiện hành; khi di chuyển phải đăng ký với cơ quan công an sở tại.

Chương II
QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC

Điều 5. Nguyên tắc, yêu cầu dạy, học

1. Dạy, học GDQP-AN phải bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa dạy học lý thuyết với dạy học thực hành, phù hợp với quy chế tổ chức đào tạo của từng trình độ; dạy kỹ năng chuyên môn phải gắn liền với giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể; giáo dục tại trường, tại trung tâm GDQP-AN phải gắn kết với giáo dục thực tế tại các đơn vị quân đội, quân binh chủng và bảo tàng lịch sử.

2. Giáo viên, giảng viên dạy học đúng chuyên ngành được đào tạo; thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi giảng dạy tại giảng đường hoặc thực hành trên thao trường phải mang mặc trang phục theo quy định; giáo viên, giảng viên sĩ quan biệt phái mang mặc theo Điều lệnh Quân đội.

3. Học sinh, sinh viên khi học tập phải mang mặc gọn gàng, thống nhất theo hướng dẫn của giáo viên, giảng viên; khi thực hành các kỹ năng quân sự phải mang mặc trang phục theo quy định; tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang bị.

Điều 6. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn học

1. Đối tượng được miễn học môn GDQP-AN:

a) Sinh viên có Giấy chứng nhận Sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp Học viện, trường Sĩ quan quân đội, công an;

b) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài;

c) Học sinh, sinh viên đào tạo văn bằng 2, trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, Đại học, Cao đẳng.

2. Đối tượng được miễn học và miễn thi các học phần:

Học sinh, sinh viên chuyển trường, sinh viên đào tạo liên thông hoặc hoàn thiện trình độ cao hơn được miễn học và thi các học phần đã học.

3. Đối tượng được miễn học và miễn thi thực hành kỹ năng quân sự:

a) Học sinh, sinh viên là tu sĩ thuộc các tôn giáo;

b) Học sinh, sinh viên có thương tật, khuyết tật bẩm sinh, bị bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động, có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên;

c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có giấy xuất ngũ do đơn vị quân đội có thẩm quyền cấp.

4. Đối tượng được tạm hoãn học:

a) Học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài hoặc đang học tập tại các trường của nước ngoài, trường liên doanh, liên kết với nước ngoài tại Việt Nam;

b) Học sinh, sinh viên bị ốm đau, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn;

c) Học sinh, sinh viên là phụ nữ đang mang thai và thời gian nghỉ thai sản theo quy định hiện hành;

Hiệu trưởng các trường xem xét tạm hoãn cho các đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 4 Điều này. Hết thời gian tạm hoãn, các trường bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình môn học.

Điều 7. Quản lý môn học và tổ chức dạy, học

1. Sở giáo dục và đào tạo quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về GDQP-AN cho học sinh các trường Trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học Trung học phổ thông và trường Trung cấp chuyên nghiệp tại địa phương.

Tham khảo thêm:   Nghị định 10/2022/NĐ-CP Quy định mới về lệ phí trước bạ

2. Trường Trung cấp chuyên nghiệp tổ chức bộ môn hoặc bộ môn ghép phải có biên chế giáo viên để quản lý và tổ chức dạy, học GDQP-AN. Những trường chưa tổ chức bộ môn, cử cán bộ quản lý chương trình GDQP-AN để tổ chức liên kết đào tạo.

3. Trường Cao đẳng, Đại học hoặc trường quân sự có trung tâm GDQP-AN, tổ chức quản lý và thực hiện toàn diện môn học GDQP-AN cho sinh viên. Các trường Cao đẳng, Đại học không có trung tâm GDQP-AN, tổ chức khoa, bộ môn và thực hiện theo quy định về liên kết GDQP-AN của các cơ sở giáo dục Đại học hiện hành.

Điều 8. Giáo viên, giảng viên

1. Giáo viên, giảng viên GDQP-AN là người làm nhiệm vụ giảng dạy, phải có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm của người thầy, người cán bộ quản lý giáo dục và người chỉ huy; có trình độ chuyên môn được đào tạo theo quy định hiện hành.

2. Giáo viên giảng dạy tại các trường Trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học Trung học phổ thông; trường Trung cấp chuyên nghiệp phải được đào tạo chuyên ngành GDQP-AN trình độ Đại học, hoặc cử nhân sư phạm có chứng chỉ giáo viên GDQP-AN; cử nhân sư phạm giáo dục quốc phòng ghép môn.

3. Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học,Cao đẳng; trung tâm GDQP-AN phải được đào tạo chuyên ngành GDQP-AN trình độ Đại học trở lên hoặc giảng viên là sĩ quan Quân đội biệt phái có trình độ Đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Điều 9. Quản lý, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên

1. Các trường thực hiện quản lý đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP-AN như giáo viên, giảng viên môn học khác. Giảng viên GDQP-AN là sĩ quan Quân đội biệt phái do cơ quan, đơn vị biệt phái sĩ quan và các trường quản lý theo quy định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Các trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng, an ninh, phương pháp dạy học và chuyển loại trình độ cho giáo viên, giảng viên, bảo đảm chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Điều 10. Tổ chức dạy, học

1. Tổ chức dạy học GDQP-AN:

a) Trường Trung học phổ thông tổ chức dạy, học GDQP-AN theo phân phối chương trình.

b) Trường Trung cấp chuyên nghiệp tổ chức dạy, học theo kế hoạch đào tạo chung của từng trường hoặc dạy học tập trung trong một thời gian phù hợp do nhà trường tự chủ hoặc liên kết giảng dạy với các trường khác.

c) Các trường Cao đẳng, Đại học tổ chức dạy, học theo kế hoạch đào tạo của trường, bảo đảm sinh viên hoàn thành chương trình GDQP-AN trước khi tốt nghiệp. Các trung tâm GDQP-AN tổ chức dạy, học toàn bộ chương trình trong một thời gian liên tục theo kế hoạch đào tạo của trung tâm; kết hợp giữa dạy, học với rèn luyện ngoại khóa.

2. Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy, học và quy định của từng trường; lớp học thực hành không quá 40 học sinh, sinh viên.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 40/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *