Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 1413/BNN-HTQT Hướng dẫn thủ tục Thỏa thuận quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam và Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của IRRI ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 1413/BNN-HTQT hướng dẫn thủ tục Thỏa thuận quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam và Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của IRRI do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

Số: 1413/BNN-HTQT
V/v hướng dẫn thủ tục Thỏa thuận quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam và Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của IRRI

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

Kính gửi: Bộ Ngoại giao

Ngày 24/4/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) nhân được công thư của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát về việc đề nghị Bộ NN&PTNT ủng hộ IRRI để đạt được Thỏa thuận quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam trên cơ sở Thỏa thuận Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế năm 1995. Về vấn đề này, Bộ NN&PTNT xin trình bày cụ thể như sau:

Tham khảo thêm:   Giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục với ASEAN Giải Địa lí 11 Bài 12 Cánh diều

Trong 40 năm qua, Bộ NN&PTNT và IRRI đã có sự hợp tác rất hiệu quả về nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực lúa gạo.

Ngày 19/5/1995 tại Manila, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Philippin Vũ Quang Diệm đã đồng ký Thỏa thuận Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế năm 1995 cùng với đại diện có thẩm quyền của trên 20 nước. Trên cơ sở đó, một số nước đã làm các thủ tục phê chuẩn thông qua trao đổi công hàm.

Theo IRRI, nếu đạt được Thỏa thuận Quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam trên cơ sở Thỏa thuận Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế năm 1995, IRRI sẽ thành lập và đầu tư đầy đủ cho văn phòng của Viện tại Việt Nam và mong muốn được cấp hoặc được cho phép có một số đặc quyền và miễn trừ nhất định thường dành cho các tổ chức quốc tế và/hoặc các cơ quan đại diện Liên Hợp Quốc và nhân viên ngoại quốc thuộc các tổ chức đó, như sau:

1. Miễn các thủ tục đăng ký người nước ngoài, giấy phép cư trú và/hoặc giấy phép làm việc cho các nhà khoa học và nhân viên ngoại quốc của IRRI. Các nhà khoa học và nhân viên của IRRI không thuộc các nước thành viên ASEAN nên được phép nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần thị thực hoặc khi cần có thị thực thì cần phải xử lý thị thực ưu tiên và hoàn tất các thủ tục phù hợp với các quyền lợi dành cho nhân viên ngoại quốc thuộc các tổ chức quốc tế khác và/hoặc các cơ quan đại diện của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam;

Tham khảo thêm:   Đề khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 12 năm học 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Quảng Nam Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Vật lý

3. Cho phép các nhân viên của IRRI được bổ nhiệm làm việc ở Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác khi nhập các đồ nội thất và các đồ dùng cá nhân trong thời hạn một năm kể từ lần đầu tiên tới Việt Nam;

4. Cho phép IRRI, giống như đang được thực hiện ở Philippin, có biển số ngoại giao cho xe ôtô của Viện tại Việt Nam;

5. Bảo vệ nhân sự và tài sản của IRRI tránh khỏi các quy trình pháp lý đối với tất cả các hành vi hoặc thiếu sót xảy ra trong quá trình triển khai và/hoặc thực hiện các hoạt động hợp tác và nghiên cứu chính thức tại Việt Nam.

Những đặc quyền và miễn trừ quan trọng này hết sức cần thiết để IRRI thực hiện đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và các hoạt động hợp tác của IRRI; cho phép miễn thuế xuất, nhập các thiết bị, hàng hóa và các nguồn lực khác cần thiết cho nghiên cứu và các hoạt động hợp tác; thu hút các nhà khoa học giỏi nhất; giúp ích cho Việt Nam thông qua các lợi ích này và ngay cả việc sử dụng các tài liệu nghiên cứu, thiết bị, hàng hóa, các nguồn lực và đầu ra của các hoạt động hợp tác và nghiên cứu.

Bộ NN&PTNT đề nghị Quý Bộ hướng dẫn các thủ tục liên quan đến Thỏa thuận Quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam trên cơ sở Thỏa thuận Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế năm 1995.

Tham khảo thêm:   Thông tư 29/2018/TT-NHNN Doanh nghiệp đa cấp được thỏa thuận lãi suất ký quỹ

Trên cơ sở hướng dẫn của Quý Bộ, Bộ NN&PTNT sẽ tiến hành các công việc có liên quan.

(Bộ NN&PTNT xin gửi kèm theo đây (i) Thư của IRRI gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát (Tiếng Anh và tiếng Việt); (ii) Thỏa thuận công nhận tư cách pháp nhân của IRRI ký năm 1995 (tiếng Anh và tiếng Việt); (iii) Dự thảo Thỏa thuận nước chủ nhà giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và IRRI và (iv) Hiến chương của IRRI)

Nơi nhận:
– Như trên;
– Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
– Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
– Lưu: VT, HTQT-(HTMC).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thị Xuân Thu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 1413/BNN-HTQT Hướng dẫn thủ tục Thỏa thuận quốc gia nước chủ nhà giữa IRRI và Việt Nam và Công nhận tư cách pháp nhân quốc tế của IRRI của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *