Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 19/QĐ-LĐTBXH Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 19/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 09 tháng 01 năm 2012 phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015.

BỘ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

—————
Số: 19/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

——————–

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1001/2011/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Cục phòng, chống tệ nạn xã hội là cơ quan giúp Bộ trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm đánh giá, tổng kết báo cáo Bộ trưởng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: Công an, Y tế, Tài chính, Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tư pháp;
– UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Website của Bộ;
– Như Điều 4;
– Lưu: VP, CPCTNXH (5b).

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Phạm Thị Hải Chuyền

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-LĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Phần thứ nhất.
CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2010”, trong giai đoạn 2006 – 2010, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong cả nước xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, sau 5 năm triển khai đã đạt được một số kết quả sau:

1. Công tác xây dựng văn bản: Tham mưu đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy – Chương cai nghiện ma túy và 6 Nghị định của Chính phủ, 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác cai nghiện phục hồi; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền 17 văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Số người được cai nghiện ma túy và quản lý sau cai: Trong giai đoạn 2006 – 2010, cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 250.000 lượt người, bằng 170,4% so với người nghiện có hồ sơ quản lý (trung bình mỗi đối tượng được cai nghiện 1,7 lần), tăng 43.090 người so với giai đoạn 2001 – 2005, trong đó:

– Các Trung tâm cai nghiện trong cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 169.007 lượt người, vượt 70,4% so với chỉ tiêu đề ra theo Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg, chiếm 67,6% tổng số người nghiện được cai, tăng 28.142 người so với giai đoạn 2001 – 2005.

– Các địa phương trong cả nước đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 80.994 lượt người chiếm 32,4% tổng số người được cai nghiện.

– Công tác dạy văn hóa, dạy nghề và quản lý sau cai: các Trung tâm đã tổ chức dạy văn hóa cho 16.261 học viên, dạy nghề cho 30.697 học viên; tổ chức quản lý sau cai bằng hình thức hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 15.382 người.

3. Công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trung tâm – Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội: Thực hiện mục tiêu đến năm 2010, trên 80% người nghiện ma túy được cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, trong giai đoạn 2006 – 2010, toàn quốc đã đầu tư xây dựng mới 40 trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, nâng cấp 46 trung tâm, nâng tổng số 83 trung tâm từ năm 2005, đến năm 2010 là 123 trung tâm, tăng khả năng tiếp nhận từ 30.000 – 40.000 người lên 55.000 – 60.000 người, bằng 39,6% so với số người nghiện có hồ sơ quản lý, tăng 57,1% khách hàng tiếp nhận so với năm 2005; Trong đó, 115 trung tâm trực thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, 8 trung tâm do lực lượng Thanh niên xung phong quản lý.

4. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự: Hệ thống tổ chức, cán bộ được củng cố, kiện toàn, đến năm 2010, cả nước có 37 Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, tăng 16 Chi cục so với năm 2005; 13 Phòng phòng chống tệ nạn xã hội và 13 đơn vị lồng ghép vào Phòng bảo trợ xã hội; tại mỗi quận, huyện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đều do phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn và quản lý, 100% xã phường, thị trấn có cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội. Tại các trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có 5.794 cán bộ.

5. Thực hiện xã hội hóa công tác cai nghiện: Đến năm 2010, có 19 Trung tâm cai nghiện do tư nhân thành lập còn hoạt động và các trung tâm đã tổ chức cai nghiện cho 6.320 đối tượng. Việc thực hiện xã hội hóa chủ yếu huy động được sự tham gia đóng góp công sức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư, già làng, trưởng bản trong vận động tham gia cai nghiện, giáo dục, quản lý sau cai; các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm hoặc sự tham gia đóng góp tiền ăn của người cai nghiện.

6. Xây dựng và duy trì các mô hình cai nghiện có hiệu quả: Nhiều mô hình cai nghiện có hiệu quả đã được xây dựng và duy trì, như: Mô hình quản lý sau cai tại trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình cai nghiện 3 giai đoạn của tỉnh Tuyên Quang; mô hình cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai của tỉnh Sơn La; mô hình cai nghiện tại xã, cụm xã và quản lý sau cai tại câu lạc bộ sau cai, kết hợp với hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người sau cai gắn với hộ gia đình, cho đồng bào dân tộc vùng cao ở huyện Mường Khương (Lào Cai); mô hình Trung tâm cai nghiện cấp huyện; mô hình do ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội giúp người nghiện cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tại các thành phố, tỉnh đồng bằng; mô hình cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, mô hình thí điểm điều trị chống tái nghiện bằng Natroxone; mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN

Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù các mục tiêu, chỉ tiêu về cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, tuy nhiên, cũng còn một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả cai nghiện và quản lý sau cai nghiện chưa cao, cụ thể:

1. Về nhận thức: Nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về nghiện ma túy và cai nghiện ma túy của không ít cán bộ, đặc biệt là một số cán bộ có trách nhiệm tham mưu về công tác cai nghiện dẫn đến sự quan tâm, đầu tư chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ hoặc chỉ chú trọng một số mặt của công tác cai nghiện, thậm chí giao khoán cho cơ sở mà thiếu kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ kịp thời.

2. Về hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách:

Hệ thống văn bản về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện chưa thực sự thống nhất giữa các văn bản như: Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Pháp lệnh xử lý hành chính…

Một số quy định nhưng khó thực hiện như thiếu chế tài quy định về khai báo tình trạng nghiện, xác định người nghiện, đăng ký hình thức cai nghiện, trường hợp không nơi cư trú nhất định, cơ quan có trách nhiệm xác định người nghiện, tiêu chuẩn đánh giá tái nghiện…

Chế độ, chính sách cho người cai nghiện và sau cai chủ yếu ở mức thấp, đặc biệt là chế độ tiền ăn, tiền thuốc cho điều trị ở Trung tâm chưa khuyến khích hình thức cai nghiện tự nguyện; cơ chế khuyến khích xã hội hóa còn thiếu cụ thể.

Chế độ chính sách cho cán bộ còn hạn chế, tính chất công việc phức tạp, áp lực công việc khi làm việc với người nghiện ma túy, người nhiễm HIV… do đó lượng cán bộ làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai thiếu ổn định.

3. Chất lượng cai nghiện và quản lý sau cai: Nhiều tỉnh, thành phố tăng thời gian chữa trị cho người cai nghiện tại trung tâm nhưng nội dung, chất lượng chưa cao. Các hoạt động y tế trong trung tâm chưa đầy đủ, chủ yếu là cắt cơn giải độc, điều trị ARV, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao, điều trị ARV, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao, viêm gan… còn hạn chế. Tư vấn là biện pháp chủ yếu trong chữa trị, cai nghiện nhưng chưa được đầu tư phù hợp về cán bộ, thời gian, cơ sở vật chất, chế độ chính sách. Hoạt động dạy nghề chủ yếu kết hợp phục vụ lao động trị liệu, để bù đắp tiền ăn, nghề được dạy trong trung tâm không phù hợp với nhu cầu tìm việc làm tại cộng đồng. Lao động trị liệu chiếm nhiều thời gian và hoạt động ở trung tâm, từ đó dẫn đến việc học viên sau khi hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm trở về cộng đồng tái nghiện từ 70 – 80%.

Đối với cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, nhiều địa phương chưa thực hiện, hoặc nếu có thì chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn; rất ít địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ đồng bộ về y tế, tâm lý, xã hội, tỷ lệ tái nghiện 85 – 95% đối với các địa phương chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn.

Công tác quản lý, tạo việc làm cho người nghiện sau cai chưa được thực hiện đúng mức, ít thực hiện các kỹ năng chuyên môn cụ thể, phù hợp, chủ yếu là quản lý hành chính và nhắc nhở; hoặc quá chú trọng việc cho đối tượng chuyển sang quản lý sau cai tại trung tâm, hoặc chưa tổ chức quản lý cau cai tại trung tâm. Quản lý sau cai tại cộng đồng ít gắn với hỗ trợ tư vấn dự phòng tái nghiện, tổ chức các hoạt động nhóm và hướng dẫn, cung cấp các dịch vụ tạo việc làm. Tỷ lệ người nghiện sau cai được hỗ trợ vốn, tạo việc làm rất thấp chỉ chiếm 6,13% tổng số người được cai nghiện.

4. Công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất tại các Trung tâm nói chung, đặc biệt là trang thiết bị y tế, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu, nhiều trung tâm chưa có phòng sinh hoạt văn hóa, phòng tư vấn, hầu hết Trung tâm chưa có hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế; thiếu khu cách ly dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc khu cách ly không đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Chưa có quy hoạch tổng thể về hệ thống trung tâm trong toàn quốc, hệ thống trung tâm trong toàn quốc thiếu sự thống nhất, mỗi trung tâm xây dựng theo tiêu chuẩn định mức kinh tế, kỹ thuật khác nhau. Cai nghiện cộng đồng chưa được đầu tư phù hợp về cơ sở vật chất và các chi phí cần thiết, do vậy nhiều địa phương khó khăn trong tổ chức các hoạt động cai nghiện tại cộng đồng.

Kinh phí đầu tư cho hoạt động cai nghiện tại trung tâm và cộng đồng còn rất hạn hẹp, kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy hầu như không xuống tới xã phường, kinh phí hỗ trợ cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai còn rất hạn chế; chỉ một số ít tỉnh, thành phố bố trí từ ngân sách địa phương.

5. Về cán bộ:

Hệ thống cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý còn hạn chế: cả nước hiện có 1.471 cán bộ, trong đó biên chế 35,9%, kiêm nhiệm 55,1% và hợp đồng, cộng tác viên là 9%; ngoài ra còn có 9.673 cộng tác viên kiêm nhiệm làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc.

Chất lượng cán bộ tại các trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chưa cao: Các Trung tâm có 5.794 cán bộ, trong đó 1.334 biên chế; 4.062 hợp đồng dài hạn và ngắn hạn; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24%; trung cấp chiếm 25%; sơ cấp và không qua đào tạo chiếm 41%; cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm chiếm 50%.

Phần lớn cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai ít được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ nên chất lượng công việc còn chưa cao.

6. Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội với cai nghiện và quản lý sau cai, kết nối nguồn lực, phối hợp, điều phối liên ngành còn hạn chế: Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, của các bộ, ngành có liên quan chưa chú trọng lồng ghép các chương trình an sinh xã hội, nông thôn mới, y tế cộng đồng phòng chống HIV/AIDS với chương trình cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, đặc biệt là phối hợp giữa cơ quan y tế, lao động thương binh xã hội trong tổ chức các hoạt động cai nghiện tại trung tâm, gia đình, cộng đồng; chưa kết nối các dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện và sau cai nhằm tạo thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ người cai nghiện, đa dạng hóa các dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của người cai nghiện đến các nguồn lực xã hội.

7. Tính chất nghiện ma túy, tình hình nghiện ma túy vẫn phức tạp và hạn chế trong dự báo:

Theo Tổ chức y tế thế giới và các chương trình can thiệp giảm tác hại của các tổ chức quốc tế, nghiện ma túy là một bệnh não bộ, tái diễn. Việc chữa trị cho mục tiêu cai bỏ hoàn toàn đang là một thách thức. Bên cạnh tính chất là bệnh nghiện, người nghiện ma túy còn vi phạm trật tự xã hội nên rất khó khăn cho công tác cai nghiện. Đồng thời sự phân liệt đối xử với người nghiện vẫn phổ biến trong cộng đồng, bản thân người nghiện còn thiếu quyết tâm, gia đình người nghiện chịu gánh nặng về kinh tế – xã hội về người thân sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, những hiểu biết và quan điểm mới về nghiện ma túy và điều trị cai nghiện ma túy, các bằng chứng về điều trị, cai nghiện ma túy hiệu quả của Quốc tế vẫn còn rất hạn chế trong hệ thống thông tin, trao đổi về cai nghiện ở Việt Nam.

Đến hết 30/6/2011 cả nước có 149.900 người nghiện có hồ sơ quản lý. Người nghiện ma túy đã xuất hiện 63/63 tỉnh, thành phố; khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Gần 50% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30, trong khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Tỷ lệ nam giới nghiện ma túy là 95,93%. Khoảng 87% người nghiện ma túy tổng hợp và các loại tân dược chiếm 5,5% (trong đó tiêm chích gần 50%).

Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có gần 38% người nghiện ma túy đã từng có tiền án, tiền sự. 53% có trình độ giáo dục từ trung học cơ sở trở xuống, 62% không có nghề nghiệp ổn định, bên cạnh tình hình sử dụng ma túy phức tạp nêu trên thì việc dự báo tình hình nghiện ma túy và xu hướng nghiện ma túy còn hạn chế, làm cho công tác hoạch định chính sách về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện còn gặp nhiều khó khăn, mang tính chất xử lý tình huống.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY

1. Dự báo người nghiện

Theo dự báo của Bộ Công an, trong các năm qua, bình quân số người nghiện ma túy tăng đều theo từng năm từ 3 – 5%. Do đó, dự báo số người nghiện ma túy ở nước ta từ nay đến năm 2015 có xu hướng tăng vì tình trạng tái nghiện và phát sinh người nghiện mới, cụ thể như sau:

– Năm 2012: Khoảng 165.000 người nghiện.

– Năm 2013: Khoảng 173.000 người nghiện.

– Năm 2014: Khoảng 181.000 người nghiện.

– Năm 2015: Khoảng 190.000 người nghiện.

Đặc biệt, trong xu hướng tăng đó, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp sẽ tăng lên đáng kể và dự kiến đến năm 2015 trong số 190.000 người nghiện có khoảng 30.000 người nghiện ma túy tổng hợp, vì:

– Một bộ phận người nghiện ma túy nhóm thuốc phiện (chủ yếu là hêrôin) đã nhận biết rõ tác hại của việc sử dụng loại ma túy này, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác nên đã chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp, đồng thời người sử dụng ma túy tổng hợp ít thấy tác hại trực tiếp của sử dụng ma túy nhóm gốc thuốc phiện nhưng lại chưa thấy tác hại của ma túy tổng hợp và đặc biệt là ma túy tổng hợp dễ sử dụng, cất giấu, vận chuyển…

– Ma túy tổng hợp được cung cấp từ nguồn vận chuyển từ nước ngoài vào và sản xuất trong nước, trong khi hêrôin phải vận chuyển từ nước ngoài vào.

– Do ảnh hưởng của tình hình sử dụng ma túy tổng hợp ở các nước trong khu vực tăng rất nhanh trong những năm gần đây, như: Thái Lan, Lào, Trung Quốc… nên đã có tác động tiêu cực đến giới trẻ của nước ta hiện nay.

2. Người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone: Hiện tại, đã có 9 tỉnh, thành phố triển khai 30 điểm với gần 5.000 bệnh nhân đang được điều trị, dự kiến đến năm 2015 chương trình sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy trong cả nước (còn khoảng 110.000 người nghiện ma túy sẽ tham gia các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai).

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 19/QĐ-LĐTBXH Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Cách nhập giftcode Tam Quốc Vi Diệu

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *