Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 1744/BNN-PC Dự thảo thông tư hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 1744/BNN-PC về góp ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

Số: 1744/BNN-PC
V/v góp ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2013

Kính gửi:

Bộ Khoa học và Công nghệ
(Cục An toàn bức xạ và hạt nhân)

Trả lời Công văn số 1179/BKHCN-ATBXHN ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc góp ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế, sau khi nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

1. Về cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo thông tư.

2. Một số ý kiến cụ thể về nội dung:

– Đề nghị không sử dụng tiếng nước ngoài khi chưa được dịch sang tiếng Việt, ví dụ conteno (khoản 4 Điều 6), tên các tổ chức như IAEA, WHO (điểm đ khoản 1 Điều 21)

Tham khảo thêm:   Poppy Playtime: Chapter 2 - Cách giải câu đố Barry Cart

– Khoản 3 Điều 2 về nhân viên bức xạ: đề nghị thống nhất một cách giải thích vì có sự khác nhau giữa khoản này và khoản 1 Điều 28 dự thảo.

– Đề nghị làm rõ quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 9 của dự thảo. Theo khoản 4 Điều 9 của dự thảo, việc kiểm định thiết bị bức xạ phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ này. Như vậy, cơ sở y tế (tại khoản 1 Điều 9 dự thảo) thực hiện kiểm định đối với các thiết bị này phải được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định thiết bị bức xạ. Đồng thời tránh hiểu lầm cả cơ sở y tế và tổ chức, cá nhân được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ đều có quyền kiểm định thiết bị bức xạ.

– Khoản 1 Điều 10 dự thảo cần làm rõ khoảng cách là bao nhiêu để xác định được phòng đặt thiết bị bức xạ… đặt xa các khu đông người…

– Điểm c khoản 1 Điều 21 đề nghị xem xét quy định về việc “hỏi người bệnh để chắc chắn họ không đang mang thai” bởi việc hỏi này không chứng minh tính chính xác, trong khi đối tượng này cần được xem xét đặc biệt khi điều trị bằng bức xạ.

– Khoản 2 Điều 21 đề nghị làm rõ chủ thể (Ai?) không được thực hiện hành vi theo quy định tại khoản này.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 5: Lesson 9 Soạn Anh 4 trang 88 Explore Our World (Cánh diều)

– Điểm a, Khoản 2 Điều 23 của dự thảo đề nghị xem xét quy định; “mất cắp, mất trộm được chất phóng xạ”

– Tại Chương III: đề nghị bổ sung một Điều về trách nhiệm của cơ sở y tế hoặc gộp nội dung này vào Điều 26. Cơ sở y tế là nơi thực hiện nhiều nhất hoạt động liên quan tới đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế. Nội dung của Điều này bao gồm các nội dung chính như: Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chung; khái quát các nội dung từ các Điều, ví dụ như điều 19, 25…; đưa nội dung Điều 20 về điều trách nhiệm của cơ sở y tế.

3. Về thể thức trình bày:

– Đề nghị xác định cụ thể thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, hoàn chỉnh./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thị Xuân Thu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 1744/BNN-PC Dự thảo thông tư hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng Audiobook tốt nhất cho iOS và Android

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *