Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 20/2013/QĐ-UBND tỉnh Long An Quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh Long An ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh Long An.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–

Số: 20/2013/QĐ-UBND

Long An, ngày 14 tháng 6 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC;

Xét Tờ trình liên sở số 1422/TTrLS-STC-SGTVT ngày 20/5/2013 của Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này là quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 07/3/2007 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành bảng giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường sông trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Bộ Tài chính;
– Bộ Giao thông Vận tải;
– Bộ Tư pháp (Cục KTVB);
– TT.TU, TT.HĐND tỉnh ;
– CT, các PCT.UBND tỉnh;
– Phòng NCKT;
– Cổng TTĐT LA;
– Lưu: VT, STC.THY.
CUOC VAN TAI HANG HOA

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Nguyễn Thanh Nguyên

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2013/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Bảng giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy tại quy định này là mức giá tối đa (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) để các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước lập dự toán, xác định giá trị gói thầu đối với các công trình xây dựng cơ bản hoặc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2. Các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An có thể áp dụng Quy định này để thực hiện các hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy.

Điều 2. Xử lý chuyển tiếp

1. Những công trình, hạng mục công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán theo giá cước tại Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 07/3/2007 nhưng chưa tiến hành đấu thầu hoặc chỉ định thầu kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư điều chỉnh lại dự toán theo giá cước quy định tại quyết định này để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện. Những công trình, hạng mục công trình đã được giao thầu khoán gọn và đấu thầu trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì không đặt vấn đề thanh toán thêm.

2. Những khối lượng hàng hóa đã được ký hợp đồng vận chuyển trước khi quyết định này có hiệu lực và đang thực hiện dở dang thì vẫn tiếp tục thực hiện giá cước theo quy định tại Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 07/3/2007. Trường hợp đã ký hợp đồng vận chuyển nhưng chưa thực hiện thì được điều chỉnh lại giá cước theo quy định tại quyết định này.

Chương II

CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Giá cước vận tải hàng hóa

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1

a) Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.

b) Bảng Giá cước:

Đơn vị tính: Đồng/Tấn.Km

Loại đường Cự ly(km)

1

2

3

4

5

6

1

9.576

10.157

13.205

16.506

19.809

27.733

2

5.130

5.438

7.069

8.838

11.488

16.083

3

3.762

3.987

5.184

6.482

8.426

11.796

4

3.078

3.267

4.246

5.308

6.899

9.659

5

2.617

2.774

3.604

4.504

5.855

8.197

6

2.223

2.356

3.064

3.830

4.979

6.971

7

2.052

2.174

2.828

3.537

4.597

6.436

8

1.915

2.032

2.642

3.301

4.293

6.010

9

1.813

1.922

2.500

3.127

4.063

5.688

10

1.762

1.867

2.428

3.035

3.947

5.526

11

1.602

1.730

2.284

2.857

3.712

5.197

12

1.478

1.611

2.128

2.659

3.458

4.841

13

1.436

1.552

2.063

2.579

3.352

4.693

14

1.381

1.505

2.002

2.502

3.253

4.554

15

1.357

1.480

1.967

2.459

3.197

4.476

16

1.321

1.427

1.899

2.376

3.089

4.325

17

1.291

1.408

1.872

2.342

3.044

4.262

18

1.256

1.370

1.822

2.275

2.959

4.143

19

1.226

1.337

1.778

2.223

2.891

4.047

20

1.208

1.318

1.751

2.189

2.846

3.984

21

1.109

1.208

1.607

2.041

2.680

3.752

22

1.064

1.172

1.573

2.023

2.671

3.739

23

1.037

1.141

1.539

2.000

2.646

3.704

24

1.004

1.105

1.492

1.985

2.642

3.699

25

979

1.078

1.454

1.949

2.632

3.685

26

956

1.051

1.418

1.903

2.569

3.597

27

927

1.030

1.388

1.859

2.511

3.515

28

900

999

1.350

1.823

2.479

3.471

29

875

972

1.312

1.773

2.410

3.374

30

851

945

1.274

1.721

2.347

3.286

31-35

828

931

1.256

1.697

2.326

3.256

36-40

806

907

1.242

1.678

2.300

3.220

41-45

788

887

1.224

1.654

2.282

3.195

46-50

772

869

1.208

1.629

2.264

3.170

51-55

758

853

1.188

1.604

2.245

3.143

56-60

745

839

1.175

1.586

2.221

3.109

61-70

734

826

1.157

1.566

2.194

3.072

71-80

724

815

1.143

1.548

2.167

3.034

81-90

716

806

1.130

1.532

2.147

3.006

91-100

709

799

1.121

1.519

2.129

2.981

Từ 101 km trở lên

706

792

1.111

1.507

2.113

2.958

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2

a) Hàng bậc 2 bao gồm: ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song…), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước)….

b) Giá cước: được tính bằng 1,10 lần đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3

a) Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

b) Giá cước: được tính bằng 1,30 lần đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4

a) Hàng bậc 4 bao gồm: nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phuy.

b) Giá cước: được tính bằng 1,40 lần đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục theo 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

Điều 4. Các trường hợp được tăng, giảm giá cước so với mức giá cước cơ bản

1. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

2. Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp hai chiều : một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện thì được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

3. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

– Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.

– Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

Ngoài giá cước quy định nói trên, mỗi lần sử dụng:

– Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 2.250đ/Tấn hàng;

– Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 2.700 đ/Tấn hàng.

4. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng container: bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong container. Trọng lượng tính cước không quá trọng tải đăng ký của container.

5. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải, cước vận chuyển tính như sau:

– Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng80% trọng tải đăng ký phương tiện.

– Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

– Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hóa thực chở.

6. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường (khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép): cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

Điều 5. Tính cước vận tải hàng hóa

1. Trọng lượng hàng hóa tính cướclà trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính cước là Tấn (T).

2. Hàng thiếu tải: trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hóa cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hóa đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

3. Hàng quá khổ, hàng quá nặng:

– Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:

+ Có chiều dài đến 20 m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe.

+ Có chiều rộng của kiện hàng từ 2,5m trở xuống và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe.

+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

– Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến 30 tấn.

Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ vừa thiếu tải, chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn.

4. Khoảng cách tính cước

– Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.

– Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất. Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển hoặc các chứng từ hợp lệ khác.

– Đơn vị khoảng cách tính cước là kilômet (km).

– Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1 km.

– Quy tròn khoảng cách tính cước: số lẻ dưới 0,5 km không tính, từ 0,5 km đến dưới 1 km được tính là 1 km.

5. Loại đường tính cước

– Loại đường tính cước được chia làm 6 loại theo bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông Vận tải tại Quyết định số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2005.

– Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải để thoả thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

– Vận chuyển hàng hóa trên đường nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận tải cao, được tính cước theo đường loại 3 cho các mặt hàng.

6. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hoá

a) Chi phí huy động phương tiện:

Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3 km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3 km đến địa điểm khác làm việc trong một thời gian, xong công việc phương tiện vận tải lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính một lần tiền huy động phương tiện (trừ trường hợp chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện).

Tiền huy động theo phương tiện được tính theo công thức sau:

Tiền huy động phương tiện

=

[(Tổng số km xe chạy-3 km xe chạy đầu x 2) – (số km xe chạy có hàng x 2)]

x

Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1 ở cự ly từ 101 km trở lên

x

Trọng tải đăng ký phương tiện

b) Chi phí phương tiện chờ đợi:

– Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi (kể cả chủ phương tiện đưa xe đến thiếu so với khối lượng vận chuyển ghi trong hợp đồng).

– Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 13.500 đồng/tấn-xe-giờ và 5.400 đồng/tấn-moóc-giờ.

– Việc quy tròn số lẻ như sau: Dưới 15 phút không tính; Từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; Trên 30 phút tính là 1 giờ.

c) Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hoá:

Những hàng hóa (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời,…) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu hao vật liệu dụng cụ.

Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thoả thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện vận tải chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hoá.

d) Phí đường, cầu, phà:

Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng phải thanh toán phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định.

đ) Chi phí vệ sinh phương tiện:

Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hóa phải được quét dọn sạch sẽ; vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.

Trường hợp vận chuyển hàng hóa là các loại vôi, xi măng rời, hàng dơ bẩn,… thì chủ hàng phải trả tiền làm vệ sinh cho bên chủ phương tiện theo giá thoả thuận giữa hai bên.

Chương III

CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG THỦY

Điều 6. Giá cước vận tải hàng hóa

1. Đường sông loại 1

Bậc hàng

Đơn giá cước ở các khoảng cách

Từ 30 km trở lại
(đ/tấn)

Từ 31 km trở lên
(đ/tấn.km)

(1)

(2)

(3)

Hàng bậc 1: Than các loại: đất, cát, sỏi, gạch các loại.

30.141

207

Hàng bậc 2: Ngói, lương thực đóng bao, xăng dầu, đá các loại, thuốc chống mối mọt.

33.048

227

Hàng bậc 3: Phân bón các loại, thuốc trừ sâu, xi măng, muối ăn các loại.

36.567

248

2. Các đường thủy loại khác

Chặng đường vận chuyển là sông loại 2 trở lên hoặc một đoạn các loại sông đó thì được quy đổi thành sông loại 1 để tính cước:

– Cứ 1 km sông loại 2 hoặc 1 km đường biển được quy đổi bằng 1,5 km sông loại 1.

– Cứ 1 km sông trên loại 2 được quy đổi thành 3 km sông loại 1.

Điều 7. Tính cước vận tải hàng hóa

1. Những quy định chung

a) Trọng lượng hàng hóa tính cước:

Trọng lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn lót, chằng buộc).

Đơn vị trọng lượng hàng hóa tính cước là tấn (T), số lẻ quy tròn như sau:

– Dưới 0,5 tấn không tính.

– Từ 0,5 tấn trở lên tính 01 tấn.

b) Khoảng cách tính cước:

– Khoảng cách tính cước là khoảng cách vận chuyển có hàng được quy đổi theo sông loại 1.

– Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilômet (km), số lẻ dưới 0,5 km không tính, từ 0,5 km trở lên tính là 01 km.

– Khoảng cách tối thiểu để tính cước là 30 km, nếu khoảng cách tính cước ngắn hơn 30 km vẫn tính là 30 km.

c) Loại sông tính cước: Về loại sông để áp dụng tính cước, giao Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể.

2. Cách tính cước

Các mức cước trong bảng giá cước vận tải hàng hóa đường sông quy định với sông loại 1, được chia theo 3 bậc hàng, 2 cung chặng.

a) Khi vận chuyển hàng hóa mà khoảng cách từ dưới 30 km đơn giá tính cước tính theo mức giá được trình bày ở cột 2 của bảng giá cước (đ/tấn).

b) Khi vận chuyển hàng hóa mà khoảng cách tính cước trên 30 km thì 30 km đầu được tính đơn giá cước như điểm a, khoản 2 điều này; từ km thứ 31 trở lên được tính theo đơn giá cước trình bày ở cột 3 của bảng giá cước (đ/tấn.km), đồng thời nhân cho cự ly khoảng cách vận chuyển tiếp theo tính từ km thứ 31, cộng hai giá cước trên được giá cước toàn chặng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh đề xuất hướng xử lý gửi về Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải để phối hợp nghiên cứu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 20/2013/QĐ-UBND tỉnh Long An Quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh Long An của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 năm 2022 - 2023 Ôn tập cuối kì 2 GDCD 9

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *