Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế giá trị gia tăng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hướng Dẫn Kê Khai Bổ Sung Thuế Giá Trị Gia Tăng

1. Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT.

– Sau khi hết hạn nộp hồ sơ, NNT phát hiện hồ sơ đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót nhầm lẫn, làm tăng, giảm số thuế phải nộp thì đựơc khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

VD: trong qtrình kê khai NNT có sai sót nhầm lẫn do:

– Kê thiếu, thừa hóa đơn đầu ra (hóa đơn đầu ra tháng nào phải kê tháng đó )

– Sai thuế suất

– Hóa đơn đầu vào khai 2 lần 1 hóa đơn hay quên chuyển số dư được khấu trừ kỳ trước sang kỳ sau….( đối với hóa đơn đầu vào được thời hạn 6 tháng )

2- Nguyên tắc khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT.

– Khi lập hồ sơ khai bổ sung thì NNT điều chỉnh trực tiếp các chỉ tiêu sai trên tờ khai 01/GTGT chứ không sửa ở bảng kê bán ra, mua vào.(mở lại tờ khai đã kê khai nộp cho cơ quan thuế và chọn trạng thái tờ khai là khai bổ sung để điều chỉnh trên tờ khai)

– Chỉ khai bổ sung mẫu 01/KHBS trong trường hợp sai sót làm tăng, giảm số thuế phải nộp hay được khấu trừ. Trường hợp sai sót mà không làm tăng giảm số thuế mà chỉ sai sót về doanh thu, MST, tên người mua, bán vv…) thì người nộp thuế chỉ làm văn bản giải trình đính kèm tờ khai làm lại nộp cơ quan thuế.

Tham khảo thêm:   Súng MK12 trong PUBG Mobile: Chỉ số, sát thương và cách sử dụng

– Trường hợp khai bổ sung làm tăng hay giảm số thuế phải nộp thì NNT không điều chỉnh số thuế chênh lệnh vào tờ khai tháng hiện tại (là tờ khai tháng phát hiện sai sót)

– Trường hợp khai bổ sung làm tăng hay giảm số thuế được khấu trừ thì NNT điều chỉnh số thuế chênh lệnh vào tờ khai tháng hiện tại ( là tờ khai tháng phát hiện sai sót)

3- Thời gian lập hồ sơ khai bổ sung:

– Có thể lập hồ sơ khai bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào phát hiện sai sót.

– Trường hợp khai bổ sung có liên quan đến điều chỉnh tăng giảm số thuế được khấu trừ của tháng lập hồ sơ thì có thể nộp hồ sơ khai bổ sung cùng với hồ sơ khai của tháng phát hiện sai sót (tháng hiện tại).

–> Nhưng chú ý phải trước khi cơ quan thuế công bố qđ kiểm tra, thanh tra thuế của DN.

4- Cách lập hồ sơ khai bổ sung:

– Tờ khai 01/GTGT đã điều chỉnh và Giải trình khai bổ sung điều chỉnh (KHBS).

– Cách xác định ngày chậm nộp:

+ Tính từ ngày 21 của kỳ tính thuế phải điều chỉnh sai sót.

+ Nếu trường hợp DN đã hoàn thuế nhưng phát hiện sai sót điều chỉnh thì tính từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.

Công thức tính phạt chậm nộp

( theo Điều 106 Luật quản lý thuế, điều 12 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP)

Số tiền phạt chậm nộp = Tổng số tiền thuế điều chỉnh tăng X số ngày chậm nộp X 0.05%

Tham khảo thêm:   Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh Tin học lớp 10 trang 143 sách Cánh diều

– Nội dung giải thích và đính kèm:

+ Lý do điều chỉnh: do kê khai sót hóa đơn đầu ra hay hóa đơn đầu vào

+ Tài liệu đính kèm: hóa đơn bị kê sai và tờ khai đã điều chỉnh KHBS

5- Hướng dẫn kê khai bổ sung các trường hợp cụ thể về điều chỉnh:

Chú ý: kích chuột vào từng trường hợp để biết cách kê khai bổ sung:

– Trường hợp 1:

+ Cách khai thuế bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc giảm số tiền thuế đã được hoàn.

+ Cách kê khai bổ sung, điều chỉ làm giảm số thuế phải nộp.

– Trường hợp 2:

Cách kê khai bổ sung, điều chỉnh chỉ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ (không phát sinh số thuế GTGT phải nộp)

– Trường hợp 3:

Cách kê khai bổ sung, điều chỉnh chỉ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ NNT đã dừng khấu trừ, đã nộp hồ sơ xin hoàn thuế và đã có quyết định hoàn thuế thì NNT căn cứ vào hồ sơ điều chỉnh để nộp số tiên thuế đã được hoàn đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp (số ngày chậm nộp tính từ ngày cơ quan thuế có quyết định hoàn đến ngày DN phát hiện điều chỉnh.

– Trường hợp 4:

– Cách kê khai bổ sung, điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ, đồng thời làm tăng số thuế GTGT phải nộp

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 8: Skills 1 Soạn Anh 7 trang 87, 88 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

– Trường hợp 5:

Kê khai sai không làm tăng hoặc giảm số thuế phải nộp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế giá trị gia tăng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *