Cấp phiếu lý lịch tư pháp:
Mục đích: Cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Đối tượng áp dụng: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trước đây thường trú tại tỉnh Việt Nam, công dân Việt Nam, người nước ngoài.
Hồ sơ gồm có:
* Đối với người Việt Nam:
+ Đơn theo mẫu 02/TP-LLTP (mẫu số 8a).
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
+ Bản sao hộ khẩu.
Trường hợp ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thì phải có văn bản ủy quyền được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chứng nhận (mẫu số 8b).
* Đối với người nước ngoài:
+ Đơn theo mẫu 02/TP-LLTP (mẫu số 8a).
+ Hộ chiếu.
+ Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
Trường hợp ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thì phải có văn bản ủy quyền có chứng nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Lệ phí:
– Cấp phiếu lý lịch tư pháp: 100.000đ/lần cấp/người.
– Riêng đối với công dân Việt Nam cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa thuộc chương trình phát triển kinh tế – xã hội theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng mức thu lệ phí: 50.000đ/lần cấp/người.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 16 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cần thẩm tra xác minh thêm thì thời hạn kéo dài không quá 10 ngày (tổng cộng 26 ngày).
Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tư pháp.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999;
– Quyết định số 146/2000/QĐ-BTC ngày 18/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.