Bạn đang xem bài viết ✅ Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BGTVT Hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật đường sắt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BGTVT hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Số: 02/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐƯỜNG SẮT

Nghị định 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2012.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải1,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh2

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt về kết cấu hạ tầng đường sắt; đường sắt đô thị; kinh doanh đường sắt; quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư; miễn, giảm giá vé cho đối tượng chính sách xã hội; phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt; danh mục hàng nguy hiểm và việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến đường sắt trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Đường sắt chuyên dùng không kết nối với đường sắt quốc gia

Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường sắt, tiêu chuẩn kết cấu hạ tầng đường sắt, quy trình kỹ thuật khai thác đường sắt thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt

1. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt; phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải đường sắt trong từng giai đoạn và từng khu vực phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện những việc liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có quy hoạch đường sắt đi qua có trách nhiệm phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt, bảo vệ đường sắt.

4. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh của mình, có trách nhiệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, cơ sở công nghiệp, dịch vụ và trang thiết bị đường sắt phù hợp với quy hoạch phát triển đường sắt đã được phê duyệt.

____________________________________

1Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,”

2Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2012.

Chương II

KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 5. Đất dành cho đường sắt

1. Đất dành cho đường sắt bao gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ đất dành cho đường sắt; bảo đảm sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt chịu trách nhiệm bảo vệ đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; phát hiện và xử phạt vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép để cây thấp dưới 1,5 mét và phải cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 mét hoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất 3 mét.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Toán - Mã đề 012 (Có đáp án) Sở GD&ĐT Quảng Bình

3.3 Đất dành cho đường sắt phải được cắm mốc chỉ giới. Việc cắm mốc chỉ giới được quy định như sau:

a) Đối với đất quy hoạch dành cho đường sắt:

Việc cắm mốc chỉ giới do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch đường sắt thực hiện.

b) Đối với đất dành cho đường sắt khi thực hiện nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm sau đây:

Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời hạn không quá ba tháng kể từ ngày được Uỷ ban nhân nhân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, chủ đầu tư dự án phải chủ trì, phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.

c) Đối với đất dành cho đường sắt đang khai thác và có từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:

Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời hạn không quá ba tháng, kể từ ngày được Uỷ ban nhân nhân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải chủ trì, phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.

4.4 Công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt được quy định như sau:

a) Đối với đất dành cho đường sắt khi nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006:

_________________________________

3Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2012.

4Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1của Nghị định số 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2012.

– Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

– Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt. Trường hợp do mặt bằng thực tế chật hẹp dẫn đến phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang không đủ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt thì phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được phép xác định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt nhưng phải có biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm an toàn cho cầu đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định sau đây:

Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

Tham khảo thêm:   Địa lí 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên trái đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu Soạn Địa 10 trang 49 sách Chân trời sáng tạo

Bước 3: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

b) Đối với đường sắt đang khai thác được xây dựng từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006:

– Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

– Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của nền đường sắt theo quy định sau đây: chiều rộng 5 mét kể từ chân nền đường đối với nền đường đắp hay kể từ mép đỉnh đối với nền đường đào, hoặc 3 mét từ chân rãnh dọc hay rãnh đỉnh của đường; 5,6 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đào, không đắp. Riêng phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được xác định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt.

Đối với đất nằm ngoài phạm vi an toàn của nền đường sắt theo quy định trên đến hết chỉ giới phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được xử lý như sau:

Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

c) Bồi thường, hỗ trợ tài sản, công trình trên đất khi thu hồi đất:

– Đối với công trình xây dựng trước khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì chủ công trình được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất theo quy định pháp luật về đất đai.

– Đối với công trình xây dựng sau khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì chủ công trình phải tự dỡ bỏ và không được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, trừ các công trình được phép xây dựng theo quy định tại Điều 33 của Luật Đường sắt.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt; buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.

Trường hợp để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt tại địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn công trình đường sắt, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; công bố mốc, cắm mốc, giao nhận mốc chỉ giới phạm vi đất dành cho đường sắt.

Điều 6. Chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị

Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được hưởng những chính sách ưu đãi sau đây:

1. Được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng tuyến đường sắt, bao gồm đất nền đường sắt, cầu, cống, kè, tường chắn, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện, phần đất trong hầm đường sắt, toàn bộ đất để xây dựng ga đường sắt, công trình tác nghiệp đầu máy, toa xe và các công trình phụ trợ khác cần thiết cho việc tổ chức chạy tàu trên tuyến.

2. Được thuê đất với mức ưu đãi nhất đối với đất dùng để xây dựng bãi hàng, cảng cạn container (ICD) và các công trình khác của kết cấu hạ tầng đường sắt nằm ngoài ga đường sắt.

3. Được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt quy định tại khoản 1 Điều này.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt quy định tại khoản 1 Điều này.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Unit 2: Lesson 2 Unit 2 trang 18 Global Success (Kết nối tri thức) - Tập 1

4. Được miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư, công nghệ, thiết bị kỹ thuật đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Riêng đối với dự án xây dựng đường sắt đô thị còn được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương một phần kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường sắt đô thị được duyệt.

6. Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

1. Việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên hoặc tiến hành các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

2. Khoảng cách an toàn tối thiểu của một số công trình ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định như sau:

a) Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 5 mét;

b) Lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh phải đặt cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 10 mét;

c) Các kho chứa chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất dễ nổ phải làm cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật có liên quan;

d) Đường dây tải điện phía trên đường sắt, ngoài việc bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện lực còn phải có biện pháp bảo đảm không gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt và bảo đảm an toàn khi dây tải điện bị đứt.

e)5 Tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ không bố trí người gác không được xây dựng công trình trong phạm vi góc cắt tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đường sắt.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể phạm vi góc cắt tầm nhìn của từng loại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.

3. Trong trường hợp việc xây dựng, khai thác tài nguyên hoặc tiến hành các hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hoặc tiến hành hoạt động khác phải báo ngay cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt biết và có biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Chương III

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 8. Tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị

Đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tÕ – x· héi của một vùng lãnh thổ, liên tỉnh hoặc cả nước.

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động chiếm từ 85% trở lên.

3. Quy mô dân số từ một triệu người trở lên.

4. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

Điều 9. Hỗ trợ kinh phí cho giao thông vận tải đường sắt đô thị

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ kinh phí cho giao thông vận tải đường sắt đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối kinh phí vào ngân sách địa phương. Trường hợp còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ từ khoản kinh phí hỗ trợ cho dịch vụ giao thông vận tải công cộng của đô thị theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đường sắt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương IV

KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đường sắt

1. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và về ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này.

2. Chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Điều kiện chung về kinh doanh đường sắt

1. Kinh doanh đường sắt bao gồm các loại hình sau đây:

a) Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Kinh doanh vận tải đường sắt;

c) Kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt;

d) Kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt;

đ) Kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt;

e) Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải đường sắt;

g) Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

2. Kinh doanh đường sắt là kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) kinh doanh đường sắt phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

b) Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;

c) Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

______________________________________________

5Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1của Nghị định số 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2012.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BGTVT Hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật đường sắt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *