Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn Kê khai Thuế theo thông tư 28/2011/TT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Một số quy định mới về kê khai thuế theo Thông tư 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thủ tục kê khai thuế cụ thể như sau:

Hướng dẫn Kê khai Thuế theo thông tư 28/2011/TT-BTC

Văn bản pháp quy:

+ Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn chứng từ;

+ Thông tư 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;

+ Một số Thông tư của Bộ tài chính quy định về thủ tục thuế đối với các doanh nghiệp đặc thù như viễn thông, điện lực, dầu khí…

1. Thủ tục kê khai thuế

Lưu ý chung về hồ sơ kê khai:

+ Quy định rõ số lượng các văn bản, hồ sơ NNT phải nộp cho CQT là 01 bản;

+ Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt, NNT ký tên, đóng dấu vào bản dịch. Tài liệu, hợp đồng bằng tiếng nước ngoài có hơn 20 trang A4 thì chỉ dịch những nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

Hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần chỉ cần dịch những nội dung cơ bản của hợp đồng, có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và gửi kèm bản chụp hợp đồng có xác nhận của NNT;

Khai thuế thông qua đại lý thuế:

+ NNT có thể gửi tờ khai thuế thông qua tổ chức kinh soanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế) theo hợp đồng dịch vụ;

Tham khảo thêm:   Thông tư số 82/2011/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

+ Đại diện theo pháp lụât của đại lý thuế ký tên, đóng dấu vào phần đại diện hợp pháp của NNT trên văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế;

+ Ghi họ tên, chứng chỉ hành nghề của nhân viên đại lý thuế trên tờ khai thuế;

+ NNT gửi cho CQT thông báo bằng văn bản vv sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ có xác nhận của NNT trong thời hạn 5 ngày trước khi thực hiện lần đầu các công việc theo hợp đồng;

+ CQT thông báo những vấn đề liên quan đến văn bản, hồ sơ thuế do đại lý thuế thực hiện theo uỷ quyền, thông báo bổ sung hồ sơ thuế… cho đại lý thuế, đại lý thuế thông báo cho NNT;

+ => Khai đầy đủ thông tin về Đại lý thuế trên Tờ khai thuế: Tên, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại… liên hệ của Đại lý thuế; Số, ngày của Hợp đồng dịch vụ giữa Đại lý thuế và NNT.

+ Khi chưa hết hạn nộp tờ khai: Nếu phát hiện hồ sơ khai thuế đã gửi có sai sót, nhầm lẫn, NNT lập lại tờ khai thuế mới gửi đến cho cơ quan thuế, không cần giải trình khai bổ sung, điều chỉnh; Đấnh dấu trạng thái trên Tờ khai là “Lần đầu”;

+ Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế: Nếu phát hiện hồ sơ khai thuế đã gửi có sai sót, nhầm lẫn, NNT lập hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế và gửi đến cho cơ quan thuế. Đánh dấu trạng thái của Tờ khai là “Bổ sung lần thứ…”;

+ Gửi hồ sơ khai bổ sung vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế;

Khai thuế đối với các đơn vị trực thuộc

Lưu ý:

Một số trường hợp NNT phải khai thuế và phân bổ số thuế phải nộp cho các đơn vi trực thuộc:

+ Phân bổ thuế GTGT của NNT nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc tại địa phương khác tỉnh/thành phố trực thuộc TW nơi đóng trụ sở chính; không thực hiện hạch toán kế toán, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu;

Tham khảo thêm:   Quyết định 1998/QĐ-TTg Biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2017

+ NNT có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc tại địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc TW khác với nơi đóng trụ sở chính;

+ Phân bổ thuế GTGT đầu vào cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc và cho trụ sở chính (đối với đơn vị kinh doanh viễn thông) mẫu số 01 ban hành kèm theo TT35/2011/TT-BTC;

+ Phân bổ thuế GTGT dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và các địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc mẫu số 02 ban hành kèm theo TT35/2011/TT-BTC;

+ Trụ sở chính lập hồ sơ khai thuế gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, tính toán số tiền thuế phân bổ phải nộp tại địa phương nơi có các đơn vị trực thuộc; gửi 01 bảng phân bổ tiền thuế cho cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở của đơn vị trực thuộc và nộp tiền thuế tại các địa phương theo số thuế đã phân bổ;

Đối với thuế TNDN, việc phân bổ này được thực hiện kèm theo kê khai số thuế tạm nộp hàng quý và khai quyết toán thuế năm;

Mẫu biểu:

Mẫu biểu phân bổ Doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế:

+ Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở SX trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (mẫu 01-6/GTGT) – Thông tư 28/2011/TT-BTC;

+ Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các cơ sở SX hạch toán phụ thuộc (mẫu 05/TNDN) – Thông tư 28/2011/TT-BTC;

+ Bảng phân bổ thuế GTGT đầu vào cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc và cho trụ sở chính (đối với đơn vị kinh doanh viễn thông) mẫu số 01 ban hành kèm theo TT35/2011/TT-BTC;

+ Bảng phân bổ thuế GTGT dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi đống trụ sở chính và các địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc mẫu số 02 ban hành kèm theo TT35/2011/TT-BTC.

2. Hồ sơ kê khai thuế bổ sung:

Lưu ý:

+ Nếu khai bổ sung làm tăng tiền thuế phải nộp hoặc giảm tiền thuế đã được hoàn, NNT phải nộp số tiền thuế tăng thêm hoặc nộp lại tiền thuế được hoàn; tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp/đã được hoàn, số ngày nộp chậm và tỷ lệ phạt chậm nộp để nộp vào NSNN;

Tham khảo thêm:   Quyết định 861/QĐ-TTg Phê duyệt danh sách thôn, xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025

+ Nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp của kỳ kê khai bổ sung, điều chỉnh thì số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số thuế phải nộp của lần tiếp theo hoặc làm thủ tục hoàn thuế;

+ Tờ khai thuế của kỳ tính thuế cần bổ sung, điều chỉnh:

+ Lập lại toàn bộ tờ khai, tất cả các chỉ tiêu có liên quan, căn cứ tính thuế và tiền thuế cần điều chỉnh; số liệu trên tờ khai điều chỉnh là số liệu đúng sau cùng;

+ Đánh dấu trạng thái: Bổ sung lần thứ… Tờ khai gửi lần 1 đánh dấu trạng thái gửi Lần đầu; Bổ sung lần 1, lần 2…

+ Nếu khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tăng/giảm về tiền thuế phải nộp NSNN thì lập Bản giải trình 01/KHBS kèm theo và xác định số tiền phạt chậm nộp (nếu có);

+ Nếu khai bổ sung, điều chỉnh không có phát sinh chênh lệch tăng/giảm về tiền thuế phải nộp NSNN thì không cần lập Bản giải trình 01/KHBS kèm theo;

+ Riêng khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT khấu trừ (tiếp):

+ Số liệu chênh lệch do khai điều chỉnh, bổ sung được tách riêng cho 2 trường hợp là tăng/giảm số thuế phải nộp và tăng/giảm số thuế còn được khấu trừ;

+ Tăng số thuế phải nộp => NNT nộp tiền thuế tăng thêm;

Giảm số tiền thuế được khấu trừ: => NNT khai số liệu này vào Tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh, tại chỉ tiêu Điều chỉnh tăng thuế GTGT phải nộp của kỳ trước (chỉ tiêu 37 của Tờ khai thuế GTGT kỳ lập hồ sơ điều chỉnh);

Hồ sơ:

+ Tờ khai thuế mới của kỳ tính thuế cần điều chỉnh, bổ sung;

+ Bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS;

+ Tài liệu kèm theo giải thích số liệu bổ sung, điều chỉnh (nếu có)

Lưu ý: Bạn nhận vào Tải về để xem thêm cái biểu mẫu, văn bản hướng dẫn Kê khai Thuế theo thông tư 28/2011/TT-BTC

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn Kê khai Thuế theo thông tư 28/2011/TT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *