Bạn đang xem bài viết ✅ Quy chế bổ nhiệm Biểu mẫu nhân sự ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

QUI CHẾ BỔ NHIỆM

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

– Xây dựng các bước quy trình nghỉ phép cho CNV công ty.

III/ PHẠM VI:

– Áp dụng cho toàn bộ hệ thống của Công ty.

II/ĐỊNH NGHĨA:

– Không có.

IV/ NỘI DUNG:

Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đơn vị.

1. Hoạch định cán bộ nguồn:

– Phòng nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn cho công ty. Việc xây dựng đội ngũ các bộ nguồn phải được thể hiện qua phương án hàng năm và phương án điều chỉnh vào tháng 6 hàng năm.

– Việc hoạch định cán bộ nguồn bao gồm hai hình thức là nguồn các bộ mới xuất phát từ chiến lược mở rộng kinh doanh của công ty và xây dựng đội ngũ cán bộ thay thế.

– Đối với các cán bộ mới theo chiến lược kinh doanh của công ty, được thực hiện theo quy trình tuyển dụng của công ty.

– Đối với trường hợp cán bộ nguồn, cần phải lưu ý các trường hợp sau:

1.1 Xây dựng cán bộ nguồn thay thế:

– Mỗi chức danh quản lý đều phải có một vị trí nhân viên tiềm năng để thay thế. Mẫu phiếu thăng chức thực hiện theo: NS – 13 – BM01.

– Thẩm quyền phê duyệt phiếu thăng tiến như sau:

+ Giám đốc điều hành đối với các chức danh quản lý cấp phòng…..

+ Trưởng các bộ phận với các chức danh còn lại nhưng phải được TP. nhân sự phê duyệt.

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng tạo câu đố, câu hỏi trắc nghiệm

– Phiếu thăng tiến do phòng nhân sự lưu làm chương trình đào tạo và đánh giá

1.2 Xây dựng chương trình bổ trợ công việc:

– Đối với mỗi loại công việc nhất định, phòng nhân sự phối hợp với mỗi bộ phận phải có ít nhất hai người có thể thực hiện được công việc để có thể thay thế khi cần thiết.

– Đối với các vị trí quan trọng, nếu như vị trí đó vắng mặt mà công việc không thể giải quyết được thì phải có thêm nhân sự dành cho vị trí đó.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm

– Phải bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ theo bảng tiêu chuẩn chức danh của công ty.

– Có đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch kê khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.

– Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm:

– Các chức danh Phó giám đốc, Kế toán trưởng do BGĐ bổ nhiệm.

– Giám đốc đối với các chức danh Trưởng bộ phận, trợ lý giám đốc bộ phận.

– Giám đốc điều hành đối với các chức danh Trưởng các bộ phận cấp quản đốc, trưởng phòng, trợ lý trưởng phòng.

– Trưởng phòng nhân sự với các chức danh còn lại.

4. Quy trình bổ nhiệm

4.1 Ghi phiếu đề nghị bổ nhiệm

– Phiếu đề nghị bổ nhiệm do quản lý các cấp hoặc phòng nhân sự tự ghi nhưng phải có chữ ký xác nhận của người đề nghị và quản lý cấp phòng của bộ phận đó.

– Người đề nghị lập phiếu theo mẫu: NS – 13 – BM02.

– Phiếu đề nghị phải được chuyển cho giám đốc nhân sự xem xét, nếu giám đốc nhân sự không đồng ý thì giải thích cho bộ phận đề nghị được biết, nếu đồng ý thì tổ chức việc thu thập hồ sơ và đánh giá mức độ tín nhiệm của người được đề nghị bổ nhiệm.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Cat Tycoon và cách nhập

4.2 Xác định mức tín nhiệm

– Những người được tham gia đánh giá tín nhiệm bao gồm: đồng nghiệp, nhân viên và khách hàng thường xuyên liên hệ với người đó.

– Mẫu đánh giá mức độ tín nhiệm do phòng nhân sự lập và tổ chức việc đánh giá bao gồm các nội dung như sau:

+ Chuyên môn nghiệp vụ.

+ Sự phối hợp.

+ Đạo đức, tác phong.

+ Thái độ

+ Tinh thần trách nhiệm, kỷ luật.

– Phòng nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc đánh giá mức tín nhiệm và tổng hợp mức đánh giá theo mẫu: NS – 13 – BM04.

4.3 Phiếu đánh giá cán bộ

– Việc đánh giá cán bộ do quản lý trực tiếp của người được bổ nhiệm đánh giá theo mẫu: NS – 13 – BM05.

– Đối với cấp tổ trưởng hoặc tương đương, trở lý Trưởng phòng do Trưởng phòng, quản đốc đánh giá, sau đó chuyển cho giám đốc chuyên môn có ý kiến, sau đó chuyển qua cho phòng nhân sự.

– Đối với cấp TP và tương đương, trợ lý GD do giám đốc chuyên môn đánh giá sau đó chuyển trực tiếp qua phòng nhân sự.

– Đối với cấp giám đốc chuyên môn, trợ lý giám đốc điều hành do giám đốc điều hành đánh giá sau đó chuyển qua phòng nhân sự.

Sau khi nhận được bảng đánh giá của các bộ phận, giám đốc nhân sự tập hợp các loại hồ sơ, ghi ý kiến của phòng nhân sự vào phần ý kiến trong bảng đánh giá cán bộ, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ đánh giá cho người duyệt theo thẩm quyền.

4.4 Trình duyệt

Phòng nhân sự phải trình bộ hồ sơ bổ nhiệm bao gồm:

Tham khảo thêm:   Nội dung gợi ý viết bài thu hoạch Nghị quyết trung ương 6 khóa XII Dùng cho chi bộ Trường học, HTX, trạm y tế, đoàn thể, chính quyền

– Phiều đề nghị bổ nhiệm

– Bảng tổng hợp mức tín nhiệm và các bảng tín nhiệm chi tiết kèm theo

– Bảng đánh giá cán bộ

– Phiếu thăng chức

– Hồ sơ chi tiết cá nhân

– Kết quả đánh giá công việc trong vòng 1 năm

– Dự thảo quyết định bổ nhiệm

Người có thẩm quyền phải xem xét các hồ sơ và so sánh với các nội dung sau:

– Bảng mô tả công việc của chức danh cần bổ nhiệm.

– Phiếu thăng chức

+ Nếu như hồ sơ chưa phù hợp thì giám đốc điều hành cần tổ chức cuộc họp để đưa ra các thông tin chưa phù hợp cho giám đốc chuyên môn, giám đốc nhân sự, quản lý trực tiếp cùng thảo luận.

+ Nếu như người có thẩm quyền không đồng ý việc bổ nhiệm thì cần đưa ra hướng xử lý và giải thích cho các bên liên quan biết.

+ Nếu người có thẩm quyền đồng ý thì ký quyết định bổ nhiệm và gửi cho các bên liên quan.

4.5 Thông báo bổ nhiệm.

– Tất cả các chức danh được bổ nhiệm phải được thông báo cho các bộ phận được biết.

– Các đối tượng được biết bao gồm: các đối tác, nhà cung cấp, quản lý cấp trên và toàn bộ nhân viên cấp dưới của người đó, các đồng nghiệp.

– Hình thức thông báo bao gồm: đăng báo, truyền hình, bản tin nội bộ, bảng tin, tổ chức họp báo, họp nội bộ công ty, website công ty…

V/ BIỂU MẪU KÈM THEO:

1. Phiếu thăng chức

2. Phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ

3. Phiếu đánh giá cán bộ

4. Phiếu đánh giá tín nhiệm

5. Bảng tự nhận xét của cán bộ

6. Quyết định bổ nhiệm

Download file tài liệu để xem thêm các biểu mẫu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy chế bổ nhiệm Biểu mẫu nhân sự của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *