Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 134/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

CHÍNH PHỦ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

Số: 134/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC, AN TOÀN ĐẬP THỦY ĐIỆN, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà không phải là tội phạm, bao gồm:

1. Vi phạm trong lĩnh vực điện lực

a) Quy định về giấy phép hoạt động điện lực;

b) Quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện;

c) Quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;

d) Quy định về hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện;

đ) Quy định về sử dụng điện;

e) Quy định về an toàn điện;

g) Quy định về điều độ hệ thống điện;

h) Quy định về thị trường điện lực.

2. Vi phạm trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện

a) Quy định về quản lý vận hành đập thủy điện;

b) Quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du;

c) Quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện.

Tham khảo thêm:   Garena Free Fire: Cách sở hữu thú cưng Beaston mới

3. Vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

a) Quy định về kiểm toán năng lượng;

b) Quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp;

c) Quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;

d) Quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng;

đ) Quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

Điều 2. Thời hiệu xử phạt

Thời hiệu xử phạt vi phạm trơng lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Điều 3. Các hình thức xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính

Đối với từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong Nghị định này được áp dụng để xử phạt đi với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc Đơn vị điện lực. Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, cụ thể như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực;

Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tin cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện quy định tại Nghị định này;

Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Trong lĩnh vực điện lực

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.

b) Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện

Tham khảo thêm:   Nghị luận xã hội: Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất Tuyển chọn bài văn nghị luận xã hội hay nhất

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm;

Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện.

c) Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

MỤC 1. LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Điều 5. Vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền Đơn vị điện lực từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực được cấp phép với cơ quan cấp giấy phép theo quy định.

2. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không làm thủ tục sửa đi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở;

b) Không báo cáo với cơ quan cấp giấy phép chậm nhất 60 ngày trước khi ngừng hoạt động điện lực trong trường hợp Giấy phép hoạt động điện lực còn thời hạn sử dụng.

3. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán cho cơ quan cấp giấy phép theo quy định, trừ Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực.

4. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động điện lực khi Giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng;

b) Hoạt động điện lực trong thời gian Giấy phép hoạt động điện lực bị mất, bị thất lạc mà không báo cáo cơ quan cấp giấy phép.

5. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thay đổi các nội dung trong Giấy phép hoạt động điện lực, trừ hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Không tuân thủ một trong các nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực, trừ các hành vi quy định tại Nghị định này.

6. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì các điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

Tham khảo thêm:   Công văn 5090/LĐTBXH-TCCB Hướng dẫn đánh giá, phân loại công, viên chức năm 2019

7. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực;

b) Hoạt động điện lực trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực;

c) Tự ý sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động điện lực;

d) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép hoạt động điện lực.

8. Ngoài hình thức xử phạt chính, Đơn vị điện lực vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp ngân sách nhà nước số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 7 Điều này.

Điều 6. Vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện mà không thỏa thuận với chủ tài sản công trình điện hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện;

b) Tự ý lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện, các thiết bị điện ngoài phạm vi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

b) Tự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thm quyn ban hành.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình điện không có trong quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thay thế, lắp đặt các vật tư, thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 134/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *