Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 04/2014/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

CHÍNH PHỦ

——————

Số: 04/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

1. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 như sau:

1. Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

b) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

c) Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp;

d) Các loại hóa đơn khác, gồm: Vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác nhưng có hình thức và nội dung quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.

2. Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;

b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

Điều 5. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn

1. Tổ chức kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử để sử dụng trong việc bán hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phải đặt in hóa đơn để phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của bản thân tổ chức.

3. Cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Thuế) đặt in, phát hành hóa đơn để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

4. Doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này được nhận in hóa đơn cho các tổ chức khác.

5. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.

6. Tổ chức khi in hóa đơn không được in trùng số trong những hóa đơn có cùng ký hiệu.

7. Tổ chức trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải thông báo phát hành theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định này.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025

3. Sửa đổi Điều 6 như sau:

“Điều 6. Hóa đơn tự in

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.

2. Tổ chức kinh doanh trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:

a) Đã được cấp mã số thuế;

b) Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;

c) Không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in;

d) Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ;

đ) Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh;

e) Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về việc đăng ký sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp.

3. Hóa đơn tự in đảm bảo nguyên tắc mỗi số hóa đơn chỉ được lập một lần. Số lượng liên hóa đơn được in căn cứ vào yêu cầu sử dụng cụ thể của nghiệp vụ bán hàng. Tổ chức có trách nhiệm tự quy định bằng văn bản về số lượng liên hóa đơn.

4. Đối với các doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế. Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về công nghệ thông tin thực hiện biện pháp giám sát, quản lý phù hợp nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hóa đơn.

5. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Thời điểm không được sử dụng hóa đơn tự in được tính từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành (đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế) hoặc kể từ thời điểm cơ quan thuế yêu cầu (đối với doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế). Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản này.

6. Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng máy tính tiền in hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn.”

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 2 Bài tập cuối tuần lớp 2

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 như sau:

2. Tổ chức có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 6 Nghị định này.

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp (trừ đối tượng đủ điều kiện được tạo hóa đơn đặt in) phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản đăng ký sử dụng hóa đơn đặt in. Trong thời hạn 5 ngày làm việc cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về việc đăng ký sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn đặt in mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Thời điểm không được sử dụng hóa đơn đặt in được tính từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành (đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế) hoặc kể từ thời điểm cơ quan thuế yêu cầu (đối với doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế).

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 10 như sau:

2. Hóa đơn do các Cục Thuế đặt in được bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương và các doanh nghiệp không được đặt in, tự in hóa đơn quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 6, Khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Các doanh nghiệp mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, nếu đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn, cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát đầu năm Lớp 9 tỉnh Đăk Lăk môn Toán Năm học 2012 - 2013

6. Sửa đổi Điều 22 như sau:

Điều 22. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn

1. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn:

a) Điều kiện:

Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động ngành in.

b) Trách nhiệm:

– In hóa đơn theo đúng hợp đồng đã ký; không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện;

– Quản lý, bảo quản và xử lý khuôn in, phôi in, hóa đơn đã in và các hóa đơn in hỏng theo thỏa thuận giữa hai bên và theo quy định của pháp luật;

– Thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn và tiến hành xử lý khuôn in, phế phẩm theo quy định của Bộ Tài chính;

– Định kỳ 3 tháng, báo cáo việc nhận in hóa đơn gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

2. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn:

a) Điều kiện:

Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), trong đó có ngành nghề lập trình máy vi tính hoặc xuất bản phần mềm, trừ trường hợp tổ chức tự cung ứng phần mềm tự in hóa đơn để sử dụng.

b) Trách nhiệm:

– Đảm bảo phần mềm tự in hóa đơn cung cấp cho một đơn vị tuân thủ đúng những quy định về tự in hóa đơn; không cung cấp phần mềm in giả hóa đơn trùng với các mẫu trong phần mềm đã cung cấp cho doanh nghiệp khác.

– Định kỳ 3 tháng, báo cáo về việc cung cấp phần mềm tự in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 04/2014/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *