Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định số 01/QĐ-BHXH Ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 01/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
——–

Số: 01/QĐ-BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 thagns 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Nghị định số 48/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2014 và thay thế Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; bãi bỏ Công văn số 1094/BHXH-CSXH ngày 23/3/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quy định khác trái với Quyết định này.

Điều 3. Thủ tưởng các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động , người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Bảo hiểm xã hội: Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân và Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định này để thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Tư pháp;
– Hội đồng quản lý BHXH VN;
– Bảo hiểm xã hội các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
– Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;
– Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc;
– Các đơn vị trực thuộc BHXH VN;
– Lưu: VT, CSXH (35b).

TỔNG GIÁM ĐỐC

Lê Bạch Hồng

Tham khảo thêm:   Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề

QUY ĐỊNH
VỀ HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội quy định tại văn bản này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội, tổ chức Bảo hiểm xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương trong việc lập hồ sơ và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Nơi cư trú quy định tại văn bản này và tại các biểu, mẫu ban hành kèm theo văn bản này được hiểu là nơi cư trú hợp pháp theo quy định của pháp luật (nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú). Một người tại một thời điểm chỉ cư trú hoặc tại nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi đăng ký tạm trú.

2. Bản sao, bản sao lại hồ sơ

– Bản sao quy định tại văn bản này là bản được cơ quan có thẩm quyền chứng thực cấp từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính theo quy định của pháp luật;

– Bản sao lại quy định tại văn bản này là bản được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sao từ bản chính hoặc bản sao nêu trên để đáp ứng yêu cầu quản lý.

Các giấy tờ nêu trong văn bản này nếu không quy định là bản sao, bản sao lại hoặc bản chụp thì là bản chính.

3. Các mẫu số C65-HD, C70a-HD, C70b-HD, C71-HD, C77-HD nêu trong văn bản này là các mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính quy định về chế độ kế toán bảo hiểm xã hội.

4. Các chương, mục, điều, khoản, điểm và mẫu biểu dẫn chiếu dưới đây (trừ các mẫu nêu tại Khoản 3 Điều này) mà không ghi rõ nguồn trích dẫn thì được hiểu là của văn bản này.

5. Các từ viết rút gọn:

– Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi chung là tỉnh;

Tham khảo thêm:   Bảng tính kinh phí quản lý dự án Lập riêng cho từng dự án

– Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau đây gọi chung là huyện.

Điều 3. Hồ sơ, thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và trách nhiệm lập, nhận lại hồ sơ

1. Hồ sơ và thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất phải đảm bảo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 48/NQ-CP, Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội, cá nhân, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương khi cung cấp, kê khai, xác nhận, lập hồ sơ phải ghi đầy đủ, chính xác, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Người lao động, người sử dụng lao động và cá nhân có liên quan nhận lại hồ sơ đã giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội tại nơi đã nộp hồ sơ đề nghị giải quyết.

4. Quy trình luân chuyển hồ sơ giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ và các bộ phận nghiệp vụ hoặc phòng nghiệp vụ thực hiện theo quy định hiện hành về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Điều 4. Mẩu, biểu hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Các mẫu hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội và các biểu, mẫu ban hành kèm theo văn bản này từ số 01-HSB đến số 25D-HSB do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý theo danh mục đính kèm.

2. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân; Bảo hiểm xã hội huyện; người lao động; người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức có liên quan căn cứ các biểu, mẫu quy định tại văn bản này để thực hiện.

3. Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu văn bản được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp miễn phí hoặc do người lao động, người sử dụng lao động in, chụp, đánh máy, đánh máy vi tính, viết tay theo nội dung mẫu quy định (trường hợp quy định có bản điện tử kèm theo văn bản thì văn bản phải là bản in).

Điều 5. Quy định về số hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội

1. Số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất là số sổ bảo hiểm xã hội hoặc số sổ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với hồ sơ không thuộc diện cấp số sổ bảo hiểm xã hội theo quy định.

2. Sổ bảo hiểm xã hội (kể cả các trang tờ rời) sau khi đã giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất được cơ quan Bảo hiểm xã hội thu hồi, lưu trữ theo quy định.

Điều 6. Trách nhiệm sao lục hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ Bảo hiểm xã hội huyện, Phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm nhân bản đủ số lượng theo quy định tại văn bản này đối với thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội do người lao động và người sử dụng lao động cung cấp; lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm xác nhận bản sao lại hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Điều 7. Trách nhiệm cá nhân trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội

Đối với những trường hợp giải quyết sai chế độ bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền của cơ quan Bảo hiểm xã hội dẫn đến thất thoát về tài chính thì số tiền thất thoát phải được thu hồi đầy đủ; trường hợp không thu hồi được số tiền đã chi trả, thì cá nhân công chức, viên chức có liên quan để xảy ra sai sót trong quá trình thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội, giải quyết và chi trả chế độ bảo hiểm xã hội thuộc tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm phải bồi hoàn đầy đủ số tiền không thu hồi được theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Những nội dung chính của hợp đồng ủy quyền đầu tư chứng khoán Biểu mẫu chứng khoán

Chương 2.
HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN VÀ TRỢ CẤP DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE

MỤC 1. HỒ SƠ GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN VÀ TRỢ CẤP DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE

Điều 8. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau

1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với người lao động ốm đau do tai nạn rủi ro hoặc mắc các bệnh thông thường không thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và nghỉ việc chăm con ốm, gồm:

1.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

1.2. Một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú;

b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú (mẫu số C65-HD) hoặc giấy tờ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao), sổ khám chữa bệnh của con (bản chính hoặc bản sao) thể hiện đầy đủ thông tin về họ tên của người mẹ hoặc người cha; tên, tuổi của con, số ngày cần nghỉ chăm sóc con;

c) Bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp đối với trường hợp khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó có thời gian các con ốm đau không trùng nhau thì giấy tờ nêu tại điểm này là của các con bị ốm.

1.3. Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm (mẫu số 05B-HSB) của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định đối với trường hợp người trước đó (cha hoặc mẹ không cùng làm cho một người sử dụng lao động) đã hưởng hết thời gian theo quy định.

1.4. Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài đối với trường hợp bị ốm phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài.

2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, gồm:

2.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2.2. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh. Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú là phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản sao) hoặc bệnh án (bản sao) của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD), sổ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao) do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để điều trị.

Trường hợp khám chữa bệnh ở nước ngoài thì thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Nếu bị ốm đau phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài thì có thêm quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài.

3. Ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này có thêm danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD).

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định số 01/QĐ-BHXH Ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *