Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 67/2014/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
BỘ TÀI CHÍNH

—————

Số: 67/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN ÁP DỤNG TẠI UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 29/2009/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:

Điều 1. Đối tượng chịu phí, lệ phí và mức thu

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt 28 đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

1. Đối tượng chịu phí, lệ phí là các công việc liên quan đến cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và hoạt động quản lý, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán.

2. Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện theo Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

Người nộp phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân có các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ, người nộp lệ phí là ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ.

Điều 3. Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí

1. Phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu bằng đồng Việt Nam. Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan thu phí, lệ phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

2. Thu, nộp lệ phí: Tổ chức, cá nhân phải nộp toàn bộ số lệ phí khi được cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận, Quyết định, Thông báo, Chứng chỉ hành nghề hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.

3. Thu, nộp phí giám sát

Phí giám sát trích nộp từ khoản phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán là khoản doanh thu phí còn lại sau khi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã chuyển trả 50% số doanh thu phí cho các Sở giao dịch chứng khoán.

Phí giám sát được tính trên giá trị giao dịch công bố trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán và tính trên cả giá trị giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chuyển sang cho các Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính về phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Phân tích triết lí sống trong Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nộp phí giám sát cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng quý, thời gian nộp từ ngày 1 đến ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

4. Thu, nộp phí quản lý công ty đại chúng chưa niêm yết/đăng ký giao dịch

a) Tổ chức được chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng phải nộp phí quản lý công ty đại chúng chưa niêm yết/đăng ký giao dịch. Số phí phải nộp tính theo công thức sau:

Số phí phải nộp = 10 triệu đồng/12 tháng x Thời gian tính phí (tháng).

Thời gian tính phí: được tính từ tháng sau của tháng được chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đến hết tháng được Sở Giao dịch chứng khoán ra Quyết định chấp thuận niêm yết/đăng ký giao dịch chính thức hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Thông báo hủy đăng ký công ty đại chúng.

b) Thời gian nộp phí từ ngày 01/12 đến ngày 31/12 hàng năm.

Ví dụ 1, Công ty A được chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 15/6/2014. Đến tháng 12/2014 (từ ngày 01 đến ngày 31/12), công ty A phải nộp phí như sau: = 10 triệu đồng/12 tháng x 6 tháng (từ tháng 7 đến hết tháng 12) = 5 triệu đồng. Kể từ năm sau trở đi, công ty A phải nộp phí quản lý vào tháng 12 hàng năm với số phí 10 triệu đồng/năm.

Trường hợp công ty đại chúng được Sở Giao dịch chứng khoán ra Quyết định chấp thuận niêm yết/đăng ký giao dịch chính thức hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Thông báo hủy đăng ký công ty đại chúng khác với thời gian nộp phí (tháng 12 hàng năm) nêu trên, thì công ty phải nộp phí cho thời gian chưa nộp phí theo quy định. Thời hạn nộp phí trong 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định hoặc Thông báo.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán

Ví dụ 2, công ty B được chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 15/4/2014. Đến ngày 20/10/2014, công ty B được chấp thuận niêm yết chính thức (hoặc hủy đăng ký công ty đại chúng), số phí phải nộp là: 10/12 x 6 tháng = 5 triệu đồng.

Ví dụ 3, công ty C được chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 15/3/2014. Đến ngày 15/3/2015, công ty C được chấp thuận niêm yết chính thức (hoặc hủy đăng ký công ty đại chúng). Công ty phải nộp phí như sau:

Năm 2014: 10/12 x 9 tháng = 7,5 triệu đồng (nộp trong tháng 12/1014)

Năm 2015: 10/12 x 3 tháng = 2,5 triệu đồng. Thời gian nộp kể từ ngày 15/3 đến ngày 15/4/2015. Trường hợp năm 2014 chưa nộp thì công ty C phải nộp số tiền là 10 triệu đồng.

5. Thu, nộp phí quản lý thường niên đối với quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF)

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ mở, quỹ ETF, tổ chức quản lý quỹ phải nộp phí quản lý thường niên như sau:

– Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận từ ngày 01/01 đến ngày 30/06 hàng năm, mức phí phải nộp là 10 triệu đồng/quỹ;

– Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 hàng năm, mức phí phải nộp là 5 triệu đồng/quỹ;

Các năm tiếp theo, tổ chức quản lý quỹ phải nộp phí là 10 triệu đồng/quỹ, thời gian nộp từ ngày 01/12 đến ngày 31/12 hàng năm.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 67/2014/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *