Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu Nghị định số 185/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013. Nghị định này thay thế một số nghị định: 06/2008/NĐ-CP; 112/2010/NĐ-CP; 107/2008/NĐ-CP; 06/2009/NĐ-CP; 76/2010/NĐ-CP; 19/2012/NĐ-CP; 08/2013/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
——-

Số: 185/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI,
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

………..

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

b) Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;

c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;

d) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;

đ) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;

e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;

g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;

h) Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;

i) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

k) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

l) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;

m) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;

n) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Unit 3: Lesson 11 Soạn Anh 5 trang 56 Explore Our World (Cánh diều)

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Điều 7. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho thuê, cho mượn, đưa cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Tham khảo thêm:   Quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế Ban hành kèm theo Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

a) Sử dụng giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh;

b) Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực.

Điều 8. Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh.

Điều 9. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm

1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;….

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Download tài liệu để xem nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *