Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 27/2016/TT-NHNN Hướng dẫn thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc trình ban hành trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

Thông tư 27/2016/TT-NHNN có hiệu lực ngày 15/11/2016.

Nội dung chính có trong thông tư 27/2016/TT-NHNN

1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và lập danh mục văn bản quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh

– Thông tư số 27/2016 hướng dẫn quy trình Lập đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh như sau:

  • Đơn vị chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh xây dựng kế hoạch lập đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh. Trong đó, xác định rõ tên luật, pháp lệnh, thời gian chuẩn bị hồ sơ, lấy ý kiến, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ thông qua.
  • Đơn vị chủ trì chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc để tổ chức lấy ý kiến, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh hoàn thiện đến Bộ Tư pháp trước 31/12.
Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1) Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán có đáp án

– Đối với lập đề nghị xây dựng Nghị định, Thông tư 27/TT-NHNN hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc để tổ chức lấy ý kiến, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị.

– Theo Thông tư số 27/NHNN, ngoài các quy định trên, đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải bổ sung các nội dung sau:

  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung.
  • Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung; căn cứ sửa đổi, bổ sung; đánh giá tính hợp lý, khả thi và tác động của việc sửa đổi, bổ sung.

– Lập chương trình xây dựng thông tư:

  • Vụ Pháp chế đề nghị bằng văn bản về lập đề xuất các thông tư ban hành trong năm sau chậm nhất 01/11 hằng năm.
  • Chậm nhất 01/12 hằng năm, đề nghị xây dựng thông tư phải được cho ý kiến và gửi Vụ Pháp chế.
  • Vụ Pháp chế dự thảo chương trình xây dựng thông tư trình Thống đốc ký ban hành chậm nhất ngày 15/12.

2. Soạn thảo, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật theo Thông tư 27/2016

– Đối với Luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Đơn vị chủ trì chủ động soạn thảo theo quy trình tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 300 câu trắc nghiệm Atlat địa lí Việt Nam trọng tâm nhất Câu hỏi Atlat Địa lí 12

– Đối với thông tư, việc soạn thảo được tiến hành theo quy trình sau:

  • Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có).
  • Xây dựng dự thảo thông tư.
  • Lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia đối với dự thảo.
  • Thẩm định dự thảo và trình ký ban hành thông tư.

Mục lục thông tư 27/2016/TT-NHNN

Chương I: Quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Điều 4. Phân công đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
  • Điều 5. Soạn thảo văn bản quy định chi tiết
  • Điều 6. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật

Chương II: Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh

Mục 1. Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định

  • Điều 7. Kế hoạch lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
  • Điều 8. Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
  • Điều 9. Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
  • Điều 10. Lập đề nghị xây dựng nghị định
  • Điều 11. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định có đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh

Mục 2. Lập chương trình xây dựng thông tư

  • Điều 12. Chương trình xây dựng thông tư
  • Điều 13. Điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư
  • Điều 14. Đề nghị xây dựng thông tư thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh
Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) Văn mẫu lớp 5 Cánh diều

Mục 3. Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh

  • Điều 15. Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
  • Điều 16. Văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh không do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
  • Điều 17. Điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh

Chương III: Soạn thảo, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

Mục 1. Soạn thảo, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của thủ tướng chính phủ

  • Điều 18. Quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Mục 2. Soạn thảo, ban hành thông tư

  • Điều 19. Quy trình soạn thảo thông tư
  • Điều 20. Xây dựng dự thảo thông tư
  • Điều 21. Lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư
  • Điều 22. Xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
  • Điều 23. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia
  • Điều 24. Thẩm định dự thảo thông tư
  • Điều 25. Trình ký ban hành thông tư
  • Điều 26. Phát hành thông tư
  • Điều 27. Đăng Công báo, gửi, đưa tin về việc ban hành thông tư

Mục 3. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

  • Điều 28. Hợp nhất nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
  • Điều 29. Hợp nhất thông tư, thông tư liên
  • Điều 30. Kỹ thuật hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

Chương IV: Tổ chức thực hiện

  • Điều 31. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
  • Điều 32. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
  • Điều 33. Hiệu lực thi hành
  • Điều 34. Tổ chức thực hiện

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 27/2016/TT-NHNN Hướng dẫn thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *