Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 216/2016/TT-BTC về phí thi hành án dân sự Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 216/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự đối với người nộp, tổ chức thu phí thi hành án dân sự có hiệu lực từ 01/01/2017 và thay thế Thông tư 144/2010/TTLT-BTC-BTP.

Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này.

Thông tư 216/2016 về phí thi hành án dân sự có hiệu lực từ ngày 1/1/2017

Thông tư 216 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự

Trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự

Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:

  1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
  2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
  3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
  4. Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
  5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
  6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
  7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự.
  8. Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự.
Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 19: Dẫn xuất halogen Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức trang 112, 113, 114, 115, 116, 117

Trường hợp miễn, giảm phí thi hành án dân sự

1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

  • Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
  • Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có Điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

  • Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
  • Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
  • Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
  • Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh Điều kiện miễn, giảm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  • Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự kèm theo các tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Trường hợp đơn, tài liệu chưa đầy đủ thì tổ chức thu phí hướng dẫn người yêu cầu bổ sung theo quy định.
Tham khảo thêm:   Nghị định 15/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.

Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp Luật ưu đãi người có công với cách mạng.

Mức thu phí thi hành án dân sự quy định tại thông tư 216/2016/TT-BTC

1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:

a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;

b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;

c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;

d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;

đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.

Tham khảo thêm:   TOP nhân vật Free Fire có giá thấp hơn 8.000 Gold trong OB27

2. Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:

Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;

Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.

3. Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.

5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 216/2016/TT-BTC về phí thi hành án dân sự Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *