Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán 2015 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật kế toán về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Nghị định này áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 2 Luật kế toán.

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài (không thuộc đối tượng hoạt động theo pháp Luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là nhà thầu nước ngoài).

3. Các đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

Quy định về chứng từ kế toán:

1. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.

2. Đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị mình trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2021 - 2022

3. Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định tại Luật kế toán.

4. Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 17 Luật kế toán thì được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật giao dịch điện tử.

5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mục lục các chương, điều của nghị định 174/2016/NĐ-CP

Chương I: Quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Giải thích từ ngữ
  • Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành đọc: Cẩn thận hão Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 153 sách Kết nối tri thức tập 1

Chương II: Quy định cụ thể

Mục 1. Nội dung công tác kế toán

  • Điều 5. Chứng từ kế toán
  • Điều 6. Tài liệu kế toán sao chụp
  • Điều 7. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán
  • Điều 8. Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ
  • Điều 9. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
  • Điều 10. Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử
  • Điều 11. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán
  • Điều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm
  • Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm
  • Điều 14. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn
  • Điều 15. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
  • Điều 16. Tiêu hủy tài liệu kế toán
  • Điều 17. Thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán

Mục 2. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

  • Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán
  • Điều 19. Những người không được làm kế toán
  • Điều 20. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
  • Điều 21. Tiêu chuẩn và Điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
  • Điều 22. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán
  • Điều 23. Kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác, nhà thầu nước ngoài.

Mục 3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán

  • Điều 24. Việc kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
  • Điều 25. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
  • Điều 26. Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Điều 27. Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Điều 28. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Tham khảo thêm:   Thuyết minh về Quảng trường Ba Đình (Dàn ý + 2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9

Mục 4. Cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài

  • Điều 29. Đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam
  • Điều 30. Điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
  • Điều 31. Phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
  • Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
  • Điều 33. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới
  • Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài

Mục 5. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán

  • Điều 35. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán

Chương III: Tổ chức thực hiện

  • Điều 36. Hiệu lực thi hành
  • Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp
  • Điều 38. Trách nhiệm thi hành

Nghị định 174/2016/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế các văn bản sau đây:

  • Nghị định 128/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước ngày 31/5/2004.
  • Nghị định 129/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngày 31/5/2004.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán 2015 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *