Bạn đang xem bài viết ✅ Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp Hướng dẫn cách tính tiền dạy thừa giờ của giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên Tiểu học, THCS và THPT như thế nào? Là câu hỏi mà rất nhiều thầy cô thắc mắc. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây, để biết cách tính tiền dạy thừa giờ của giáo viên các cấp một cách chính xác nhất:

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên các cấp

Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp

Chế độ trực hè, trực tết của giáo viên các cấp

Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp

Tiền lương trong trường hợp giáo viên dạy thêm giờ

Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định tại khoản 2 Điều 5 và Điều 6 như sau:

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Định mức tiết dạy:

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc Gió thanh lay động cành cô trúc của Chu Văn Sơn

Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 629 tiết/năm. Trường hợp giáo viên làm quá số tiết này sẽ được tính lương thừa giờ (lương làm thêm giờ). Tương tự với các cấp tiểu học và THCS.

Bộ luật lao động quy định như sau về thời lượng làm thêm giờ:

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Như vậy, Bộ luật lao động quy định thời lượng làm thêm giờ là không quá 200 giờ/năm. Nếu mỗi giáo viên THPT thừa 250 tiết dạy. Mà theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT thì thời lượng mỗi tiết dạy Trung học phổ thông là 45 phút.

Do đó, ví dụ nếu tổng số giờ làm thêm của mỗi giáo viên là: 250 tiết x 45 phút/tiết = 11.250 phút tương đương với 187.5 giờ
Như vậy, mỗi giáo viên vẫn chưa làm quá số giờ quy định là 200 giờ/năm nên vẫn được trả lương làm thêm giờ bình thường theo quy định của pháp luật. Cụ thể Thông tư liên tịch 07/2013/TT-BGDĐT-BNV-BTC.

Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên tiểu học

Tôi là giáo viên tiểu học, có mức lương 4,06 và thâm niên vượt khung 15%, hệ số khu vực 0,5. Tôi muốn biết với mức lương như vậy thì tiền thừa giờ của tôi 01 tiết là bao nhiêu (tính theo chế độ hiện hành)?

* Trả lời:

Ngày 8/3/2013, liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đố với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Theo đó Khoản 1 Điều 4 Thông tư này hướng dẫn cách tính tiền lương dạy thêm giờ như sau:

  • Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
  • Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

– Tiền lương 01 giờ dạy:

+ Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

Tham khảo thêm:   Quyết định số 85/2010/QĐ-TTG Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú

+ Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiền lương 01 giờ dạy= Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học x 22,5 tuần

Định mức giờ dạy/năm 52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giảng viên cùng chức danh, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).

Với hướng dẫn bạn có thể đối chiếu và áp dụng công thức để tính tiền thừa giờ 1 tiết dạy của mình theo công thức:

Tiền lương 01 giờ dạy = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học x Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm 52 tuần

Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên THCS và THPT

Ông Nguyễn Văn Luận, giáo viên tại trường THCS được phân công dạy thêm giờ thay cho 1 đồng nghiệp nghỉ thai sản (mỗi tuần 6 tiết học). Ông Luận hỏi, ông có được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ không, nếu được thì chi trả như thế nào?

Trả lời:

Ngày 8/3/2013, Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập (trong đó có giáo viên phổ thông). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22/4/2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.
Theo Điều 3, Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, giáo viên phổ thông đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

Tham khảo thêm:   Viết 2 - 3 bước hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm đơn giản Viết hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm - Tiếng Việt 4 CTST

Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

Tại khoản 1, Điều 4 Thông tư này quy định công thức tính tiền lương dạy thêm giờ như sau:

– Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 1 giờ dạy thêm.

– Tiền lương 1 giờ dạy thêm = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%.

– Tiền lương 1 giờ dạy đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông:

Tiền lương 1 giờ dạy = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học x Số tuần dành cho giảng dạy

Định mức giờ dạy/năm 52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục phổ thông được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó.

Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).

Trong đó: Số giờ dạy quy đổi/năm học được thực hiện theo Điều 11, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (quy đổi hoạt động chuyên môn ra tiết dạy).

Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ/tuần)] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học);

– Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giáo viên là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ở cơ sở giáo dục phổ thông = (Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội) x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).

(Theo khoản 1, Điều 6; điểm a khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, thì định mức tiết dạy trong một tuần của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Số tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học của giáo viên tiểu học là 35 tuần, giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông là 37 tuần).

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của ông Luận được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ. Việc tính tiền lương dạy thêm giờ cụ thể đối với trường hợp của ông Luận, đề nghị ông tham khảo công thức tính nêu trên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp Hướng dẫn cách tính tiền dạy thừa giờ của giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *