Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 185/2017/TT-BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không. ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kể từ ngày 25/09/2017, Thông tư 185/2017/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành ngày 07/08/2017 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về Quy chuẩn QCVN 10:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết Thông tư 185/2017/TT-BQP tại đây.

Nội dung Thông tư 185/2017/TT-BQP

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-

Số: 185/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN QCVN 10:2017/BQP, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO PHÒNG KHÔNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn QCVN 10:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng:

QCVN 10:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2017 và được áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

Điều 3. Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Bế Xuân Trường

QCVN 10:2017/BQP

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO PHÒNG KHÔNG

National technical regulation on safe work for Antiaircraft guns

Lời nói đầu

QCVN 10:2017/BQP do Bộ Tham mưu/Tổng cục Kỹ thuật soạn thảo, Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng/Bộ Quốc phòng trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số /2017/TT-BQP ngày…. tháng… năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tự đánh giá: Sông nước trong tiếng miền Nam Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 122 sách Cánh diều tập 1

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁO PHÒNG KHÔNG

National technical regulation on safe work for Antiaircraft guns

1 Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong khai thác pháo phòng không (sau đây gọi tắt là pháo): Pháo 57 mm (C60 và K59); Pháo 37-2 mm K65; Pháo 37-1 mm (K39 và K55) và Pháo 3Y 23-2 mm hiện đang sử dụng trong Bộ Quốc phòng.

Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng cho các loại pháo phòng không lắp, đặt trên các phương tiện thủy, trên xe và trên tàu bay.

1.2 Đối tượng áp dụng:

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác pháo phòng không tại Việt Nam.

1.3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Pháo phòng không là bộ phận hợp thành của trang bị quân khí, gián tiếp dùng để tiêu diệt sinh lực, phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình trên mặt đất, trên không, trên biển.

1.3.2 Khai thác pháo là quá trình phục vụ luân phiên liên tục của pháo, kết hợp giữa làm việc, vận chuyển hành quân, cất giữ bảo quản và bị gián đoạn trong những trường hợp cần thiết để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

Khai thác pháo gồm: Sử dụng pháo theo đúng chức năng, vận chuyển hành quân, bảo đảm kỹ thuật và cất giữ pháo.

1.3.2.1 Sử dụng pháo theo đúng chức năng là pháo được dùng để huấn luyện bộ đội, trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

1.3.2.2 Vận chuyển hành quân là quá trình di chuyển pháo trong giai đoạn khai thác từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng các phương tiện vận tải khác nhau.

1.3.2.3 Bảo đảm kỹ thuật pháo là tổng hợp các hình thức, biện pháp và hoạt động để duy trì và phục hồi tính năng chiến kỹ thuật, độ tin cậy và tuổi thọ của pháo. Bảo đảm kỹ thuật pháo gồm: Chuẩn bị sử dụng; bảo quản; kiểm tra kỹ thuật, kiểm định chất lượng; bảo dưỡng kỹ thuật; sửa chữa và niêm cất.

1.3.2.4 Cất giữ pháo là chế độ mà pháo không làm việc và cũng không có một chế độ vận hành riêng nào của pháo được tiến hành (trừ quay lốp, quay máy ngắm).

Tham khảo thêm:   Giáo án Sinh học 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Sinh 11

1.3.3 Nhà máy, xưởng, trạm và phân đội sửa chữa pháo phòng không là công trình quốc phòng, đảm bảo bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa các loại pháo phòng không và được tổ chức thành 3 cấp:

– Nhà máy thực hiện sửa chữa lớn;

– Xưởng thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa vừa;

– Trạm, phân đội thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa nhỏ.

1.3.4 Kho súng pháo, khí tài lục quân là cơ sở kỹ thuật trong hệ thống tổ chức ngành kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam; là nơi cất giữ súng pháo, khí tài, vật tư kỹ thuật của Quân đội. Kho súng pháo, khí tài lục quân có thể gồm một hay nhiều nhà kho và được tổ chức thành 3 cấp:

– Kho súng pháo, khí tài lục quân cấp chiến lược;

– Kho súng pháo, khí tài lục quân cấp chiến dịch;

– Kho súng pháo khí tài lục quân cấp chiến thuật.

1.3.4.1 Nhà kho pháo lâu bền là nhà kho được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng quy định và theo thiết kế của cơ quan chức năng.

1.3.4.2 Nhà kho pháo tạm là nhà kho quá độ, không bảo đảm tiêu chuẩn của nhà kho lâu bền.

1.3.4.3 Lán tạm chứa pháo là lán che để cất chứa pháo phòng không một thời gian ngắn.

1.3.5 Bảo quản pháo là tiến hành kiểm tra và lau chùi, bổ sung dầu mỡ… nhằm duy trì chất lượng, đồng bộ, hình thức hiện có của pháo.

1.3.6 Bảo dưỡng kỹ thuật pháo là tiến hành định kỳ hoặc không định kỳ các công việc như: Kiểm tra thay dầu mỡ, điều chỉnh các tham số kỹ thuật, khắc phục hoặc thay thế các chi tiết, phụ tùng bị hư hỏng hay hết tuổi thọ kỹ thuật và thực hiện các nội dung khác theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất và Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng nhằm duy trì tính năng chiến thuật, kỹ thuật, độ tin cậy, phục hồi dự trữ kỹ thuật và phòng ngừa hỏng hóc trong quá trình bảo quản, sử dụng pháo. Bảo dưỡng kỹ thuật pháo có 2 hình thức:

– Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ;

– Bảo dưỡng kỹ thuật không định kỳ.

1.3.7 Sửa chữa pháo là tiến hành tổng hợp các hình thức, biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng, phục hồi và duy trì tính năng chiến thuật, kỹ thuật, tuổi thọ kỹ thuật, độ tin cậy, tính đồng bộ của pháo đã bị tiêu hao hoặc mất đi trong quá trình khai thác. Sửa chữa pháo được phân làm 3 mức:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 2: Từ vựng Từ vựng Time And Daily Routines - Kết nối tri thức

– Sửa chữa lớn;

– Sửa chữa vừa;

– Sửa chữa nhỏ.

Khu vực bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa pháo là khu vực ngoài trời hoặc trong nhà được phép dùng để lau chùi, tháo lắp, kiểm tra,1.3.8 sửa chữa pháo.

1.3.9 Trường bắn pháo là khu vực: Không nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư, các công trình quân sự, dân sự; nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải xa vùng dân cư, làng mạc, các công trình dân sự, quân sự theo quy định; thuận tiện trong cơ động di chuyển pháo đồng thời thỏa mãn các điều kiện kỹ thuật và an toàn.

1.3.10 Khu vực cảnh giới là khu vực mà những sản phẩm cháy (nổ) sinh ra khi bắn pháo còn đủ cường độ gây tác hại đến người, các công trình và phương tiện.

1.4 Tài liệu viện dẫn

1.4.1 Điều lệ công tác kỹ thuật quân khí Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BQP ngày 17 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

1.4.2 Quy định về kho súng pháo, khí tài lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

1.4.3 Thông tư số 267/2013/TT-BQP ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở đơn vị.

1.4.4 Quy định quản lý, bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân ở biển đảo ban hành kèm theo Thông tư số 194/2014/TT-BQP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

1.4.5 Khi các nội dung viện dẫn sử dụng trong quy chuẩn được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành thay thế thì sẽ thực hiện theo tài liệu được ban hành mới nhất.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 185/2017/TT-BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không. của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *