Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 07/2017/TT-BTP Quy định cách tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật đánh giá tiếp cận pháp luật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 07/2017/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 28/07/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 28/07/2017. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung Thông tư 07/2017/TT-BTP

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 07/2017/TT-BTP

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỂM SỐ, HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH ĐIỂM CÁC CHỈ TIÊU TIẾP CẬN PHÁP LUẬT,
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ XÂY DỰNG XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Để thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần và hoạt động của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

2. Thông tư này áp dụng đối với chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Điều 2. Điểm số, cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật

1. Tổng điểm số các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật là 100 điểm. Điểm số của từng chỉ tiêu được thực hiện theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

2. Cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật:

a) Đối với chỉ tiêu xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), điểm số tính như sau:

Số điểm của chỉ tiêu = (Tỷ lệ % đạt được x Số điểm tối đa của chỉ tiêu)/100

(Hướng dẫn cụ thể cách tính điểm được quy định cụ thể tại Phụ lục I)

b) Đối với chỉ tiêu không xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), cách tính điểm theo điểm số tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

c) Điểm số của từng chỉ tiêu được lấy đến hai chữ số thập phân. Sau khi cộng điểm của tất cả các chỉ tiêu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nếu tổng số điểm có giá trị thập phân dưới 0,5 điểm thì làm tròn xuống, nếu có giá trị thập phân từ 0,5 điểm trở lên thì làm tròn lên.

(Hướng dẫn cụ thể cách làm tròn số thập phân được quy định tại Phụ lục I)

Điều 3. Biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này, bao gồm:

1. Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm (Mẫu 01-TCPL-II);

2. Phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (Mẫu 02-TCPL-II);

3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính (Mẫu 03-TCPL-II);

4. Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu 04-TCPL-II);

5. Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 05-TCPL-II);

Tham khảo thêm:   Quyết định 2719/QĐ-BCT Quy định khung giá bán buôn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

6. Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật (Mẫu 06-TCPL-II);

7. Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 07-TCPL-II);

8. Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 08-TCPL-II);

9. Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Mẫu 09-TCPL-II).

Điều 4. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật

1. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật (sau đây gọi chung là Hội đồng) bao gồm các thành viên sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng phòng Tư pháp;

c) Ủy viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, Công an cấp huyện, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (nếu có);

d) Thư ký Hội đồng: 01 công chức Phòng Tư pháp.

2. Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng tối đa không quá 15 người. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

3. Hội đồng có chức năng tư vấn, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Xem xét, đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

b) Trao đổi, đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và việc thực hiện các sáng kiến, giải pháp đó trong phạm vi địa phương;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

4. Thành viên Hội đồng có nhiệm vụ sau đây:

a) Tư vấn, tham gia ý kiến về kết quả đánh giá và đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lĩnh vực được giao quản lý. Ý kiến của thành viên Hội đồng là ý kiến của cơ quan, tổ chức nơi công tác;

b) Đề xuất sáng kiến, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tư vấn, tổ chức thực hiện sáng kiến, giải pháp đó;

c) Tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng. Trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp mà có lý do chính đáng thì phải gửi ý kiến bằng văn bản về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này để Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng;

d) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều phối hoạt động chung và triệu tập, chủ trì cuộc họp Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì cuộc họp và thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt.

5. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Tại cuộc họp, thành viên Hội đồng tư vấn, thảo luận theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thông qua các nội dung cần xin ý kiến Hội đồng. Kết quả cuộc họp được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của người chủ trì cuộc họp Hội đồng và Thư ký Hội đồng. Ý kiến của thành viên Hội đồng phải được tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực trong biên bản cuộc họp.

6. Quan hệ công tác giữa Hội đồng, thành viên Hội đồng với Phòng Tư pháp cấp huyện:

a) Bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin thông suốt giữa thành viên Hội đồng với Phòng Tư pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

b) Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cuộc họp theo quy định gửi thành viên Hội đồng chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp Hội đồng; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp, bổ sung thông tin, tài liệu cho Hội đồng về các nội dung cần yêu cầu giải trình, bổ sung làm rõ;

c) Căn cứ kết luận của Hội đồng, Phòng Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổng hợp đề xuất của thành viên Hội đồng để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định; tham mưu để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải pháp xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.

Tham khảo thêm:   Top game Android mới hay nhất trong tháng 1/2021

Điều 5. Đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã

1. Đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng bao gồm tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã và đã được trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm đánh giá hoặc năm trước liền kề năm đánh giá.

2. Số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá.

3. Đối với cấp xã trong năm đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng thực hiện đo lường sự hài lòng về chỉ số cải cách thủ tục hành chính (chỉ số PAR INDEX) thì có thể lồng ghép đánh giá hoặc sử dụng kết quả của chỉ số này để tính điểm chỉ tiêu 5 về “bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính” của Tiêu chí 2.

4. Việc đánh giá sự hài lòng bằng Phiếu lấy ý kiến thực hiện như sau:

a) Việc tổ chức đánh giá sự hài lòng bằng Phiếu lấy ý kiến được thực hiện nhiều lần vào cuối tháng, cuối quý hoặc 06 tháng một lần theo điều kiện thực tế của địa phương nhưng đối tượng, số lượng đối tượng tham gia đánh giá phải tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp gửi hoặc phát Phiếu lấy ý kiến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân. Khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp Phiếu lấy ý kiến vào thùng, hòm đựng phiếu đặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trường hợp gửi hoặc phát Phiếu lấy ý kiến theo cách thức điều tra thì cán bộ điều tra có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân trả lời đầy đủ nội dung và yêu cầu của Phiếu lấy ý kiến; thu nhận, tổng hợp Phiếu lấy ý kiến và bàn giao đầy đủ cho công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý, tổng hợp kết quả theo quy định.

5. Hằng năm, căn cứ quy định về các hình thức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã và điều kiện, yêu cầu thực tế của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể hình thức và thời điểm tổ chức đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phân công công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp công chức Tư pháp – Hộ tịch tổ chức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính như sau:

a) Đề xuất đối tượng, số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn cấp xã theo chỉ đạo hằng năm của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn cấp xã; tổng hợp, xử lý kết quả đánh giá sự hài lòng; xây dựng bảng tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này;

c) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ việc đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn cấp xã theo quy định.

Tham khảo thêm:   TOP game iMessage hay nhất để chơi cùng bạn bè

7. Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện giám sát kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại cấp xã.

Điều 6. Sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới

1. Trong trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức đồng thời với đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm đánh giá để xét, đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Trong trường hợp việc đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức trước thời điểm đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm trước liền kề năm đánh giá hoặc sử dụng kết quả của năm đánh giá nhưng phải tuân thủ quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

1. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương.

Khi có phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết theo quy định của Thông tư này.

4. Cơ quan, tổ chức có liên quan đến đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện nhiệm vụ được giao theo Thông tư này và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội;
– Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
– Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo; Website Chính phủ: Cơ sở dữ liệu
quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Phan Chí Hiếu

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 07/2017/TT-BTP Quy định cách tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật đánh giá tiếp cận pháp luật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *