Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 2999/QĐ-TCHQ Đổi mới quy chế phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 2999/QĐ-TCHQ ngày 06/09/2017 về Quy chế Kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Theo đó, quy định về phân tích để kiểm tra chuyên ngành nhằm xác định hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu có những điểm mới so với quy định cũ tại Quyết định 2131/QĐ-TCHQ ngày 31/7/2015 như sau:

– Đơn vị lấy mẫu phân tích và chuyển cho đơn vị kiểm định để kiểm tra chuyên ngành là Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm lưu trữ hàng hóa; quy định cũ chỉ đề cập đến đơn vị yêu cầu phân tích nói chung.

– Người khai hải quan chỉ được chuyển mẫu cho đơn vị kiểm định khi nhận được ủy quyền của Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu trữ hàng hóa; theo quy định cũ thì người khai hải quan trực tiếp chuyển mẫu.

– Hiện nay, đơn vị kiểm định chỉ cần đưa nội dung Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích lên cổng thông tin một cửa quốc gia, thay vì phải gửi lại 01 bản cứng cho đơn vị yêu cầu phân tích theo quy định cũ.

Quyết định 2999/QĐ-TCHQ – Quy chế Kiểm định phân tích hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2999/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM ĐỊNH, PHÂN TÍCH HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết, thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Quyết định 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định 1388/QĐ-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm định hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự Mẫu 01-VDS: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2131/QĐ-TCHQ ngày 31/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về “Phân tích để phân loại hàng hóa; Phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Lãnh đạo TCHQ;
– Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế BTC;
– Lưu: VT, KĐHQ (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

QUY CHẾ

KIỂM ĐỊNH, PHÂN TÍCH HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2999/QĐ-TCHQ ngày 06 tháng 9 năm 2017 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Tại Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm phân tích để phân loại hàng hóa và phân tích để kiểm tra chuyên ngành, trong đó:

1.1. Phân tích để phân loại hàng hóa là việc các đơn vị Kiểm định hải quan kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương tiện và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xác định chủng loại, cấu tạo, thành phần, tính chất, công dụng của hàng hóa để định danh tên hàng và áp mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi (sau đây gọi tắt là danh mục, biểu thuế).

1.2. Phân tích để kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm) là việc các đơn vị Kiểm định hải quan căn cứ các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Kiểm định hải quan là việc các đơn vị Kiểm định hải quan kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng trang thiết bị kỹ thuật và các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu, xác định thực tế hàng hóa với: (1) nội dung khai báo hải quan và các nội dung theo quy định của pháp luật hải quan (2) xác định hàng hóa có đủ điều kiện xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhằm mục đích kiểm tra hải quan.

Điều 2. Đối tượng, phạm vi hàng hóa phân tích, kiểm định

1. Hàng hóa phân tích để phân loại là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà công chức hải quan không đủ cơ sở xác định tính chính xác về chủng loại, cấu tạo, thành phần, tính chất, công dụng của hàng hóa để định danh tên hàng và áp mã số hàng hóa theo danh mục, biểu thuế.

2. Hàng hóa phân tích để kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm) là hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục các mặt hàng Thủ tướng Chính phủ phân công hoặc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực công nhận, chỉ định cơ quan hải quan thực hiện.

3. Hàng hóa thực hiện kiểm định hải quan là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà công chức hải quan có cơ sở nghi ngờ gian lận về khai báo tại bộ hồ sơ hải quan không đúng với thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điều 3. Nguyên tắc phân tích, kiểm định

1. Việc phân tích, kiểm định được thực hiện khách quan, khoa học, chính xác theo các quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Kiểm định, phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu phải căn cứ các thông tin tại bộ hồ sơ hải quan, các quy định của pháp luật hải quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định của các Bộ quản lý chuyên ngành, quy định của pháp luật hải quan.

Điều 4. Đơn vị yêu cầu kiểm định, phân tích

Đơn vị yêu cầu phân tích, kiểm định gồm các Vụ, Cục nghiệp vụ thuộc khối cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài tập chủ đề 1 Giải Lý 11 Cánh diều trang 32, 33, 34

Điều 5. Đơn vị kiểm định

1. Đơn vị kiểm định là Cục Kiểm định hải quan và các Chi cục kiểm định hải quan tại các khu vực.

2. Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phân tích, kiểm định do các đơn vị yêu cầu phân tích, kiểm định gửi đến và thực hiện theo các quy định của Quy chế này.

Điều 6. Kiểm định, phân tích mẫu hàng hóa tại các tổ chức giám định và các đơn vị kỹ thuật chuyên môn của các Bộ quản lý chuyên ngành

Đối với những mẫu hàng đơn vị kiểm định chưa đủ điều kiện thực hiện phân tích, kiểm định hoặc đơn vị kiểm định cần kiểm chứng những chỉ tiêu đã phân tích, kiểm định thì đơn vị kiểm định gửi mẫu phân tích tại các tổ chức giám định hoặc các đơn vị kỹ thuật chuyên môn trực thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành hoặc được các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định.

Chương II

PHÂN TÍCH ĐỂ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

Điều 7. Áp dụng quản lý rủi ro đối với mẫu yêu cầu phân tích để phân loại

1. Việc lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo điểm g, khoản 1 Điều 18 và khoản 3 Điều 24 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại do Tổng cục Hải quan ban hành theo từng giai đoạn. Trong 03 năm có hiệu lực của Thông báo kết quả phân loại, cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro về đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên để quyết định việc lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại.

2. Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và được cơ quan Hải quan xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu rủi ro rất thấp thì trong quá trình kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan không lấy mẫu yêu cầu phân tích phân loại hoặc chỉ lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên để lấy mẫu yêu cầu phân tích phân loại.

Điều 8. Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại đối với hàng hóa trong khi làm thủ tục hải quan và sau khi đã thông quan

1. Chứng từ trong hồ sơ yêu cầu phân tích phân loại

1.1. Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 14/2015/TT-BTC, trong đó Phiếu ghi số, ngày văn bản theo mẫu số 01/TLHS PTPL/2017 ban hành kèm theo Quy chế này; Trường hợp hàng hóa gửi phân tích thuộc “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” nhưng nghi ngờ có gian lận thì tại mục 10 của Phiếu yêu cầu phân tích kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BTC, đơn vị yêu cầu phân tích phải ghi lý do nghi ngờ gian lận.

Phiếu ghi kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) của cán bộ kiểm hóa (mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục 5 Thông tư 38/2015/TT-BTC) để có cơ sở xác định kích thước ban đầu của hàng hóa khi nhập khẩu; bản chụp màn hình thể hiện việc đã nhập cơ sở dữ liệu, đã tra cứu trên cơ sở dữ liệu nhưng không có thông tin để tham khảo.

Các bản sao đóng dấu giáp lai của chứng từ hiện có trong bộ hồ sơ hải quan đang được lưu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục (nếu có) như: Hợp đồng thương mại (hoặc hóa đơn thương mại), tài liệu kỹ thuật của hàng hóa, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), giấy chứng nhận phân tích thành phần hàng hóa (C/A), giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (C/Q).

1.2. Trong quá trình phân tích, đối với những mặt hàng phức tạp mà hồ sơ, tài liệu chưa thể hiện rõ thông tin kỹ thuật và công dụng của hàng hóa thì đơn vị kiểm định trao đổi trực tiếp hoặc văn bản với đơn vị yêu cầu phân tích hoặc người khai hải quan để làm rõ. Việc cung cấp thông tin được thể hiện bằng văn bản.

Tham khảo thêm:   Báo cáo về lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài

2. Mẫu hàng hóa

2.1. Việc lấy mẫu, giao nhận mẫu thực hiện theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BTC và các quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Quy chế này. Cơ quan Hải quan nơi có yêu cầu phân tích trực tiếp gửi mẫu hoặc gửi mẫu thông qua dịch vụ bưu điện chuyển phát nhanh.

a. Không lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại đối với các hàng hóa:

+ Có thể xác định được bản chất làm căn cứ phân loại thông qua hồ sơ, tài liệu kỹ thuật kèm theo hoặc những hàng hóa có thể phân loại được thông qua thông tin tại Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam; cơ sở dữ liệu về Biểu thuế của cơ quan hải quan.

+ Thuộc “Danh mục các mặt hàng không phải lấy mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại” trừ trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc Danh mục này nhưng nghi ngờ có gian lận.

b. Trường hợp hàng hóa yêu cầu phân tích chỉ lấy được 01 mẫu (mẫu có giá trị, không bị thay đổi cấu trúc, cấu tạo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phân tích) thì trên phiếu yêu cầu phân tích phải ghi bổ sung thêm dòng chữ “Lưu ý: Chỉ lấy một mẫu”.

c. Trường hợp hàng hóa có kích thước lớn không vận chuyển được đến đơn vị kiểm định thì đơn vị yêu cầu phân tích cung cấp hình ảnh, catalogue để làm rõ thông tin liên quan đến mẫu. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị kiểm định cử cán bộ trực tiếp đến nơi lưu giữ mẫu để thực hiện kiểm tra phân tích.

d. Mẫu chỉ có giá trị pháp lý khi còn nguyên vẹn niêm phong hải quan.

2.2. Việc sử dụng mẫu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BTC, trong đó đơn vị kiểm định tiến hành phân tích 01 mẫu và lưu 01 mẫu.

Mẫu lưu được lưu tại đơn vị kiểm định; thời gian lưu mẫu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC.

2.3. Việc trả lại mẫu và hủy mẫu thực hiện theo các quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC, trong đó việc hủy mẫu phải có quyết định của Thủ trưởng đơn vị kiểm định. Quyết định hủy mẫu, biên bản hủy mẫu thực hiện theo mẫu số 02/QĐHM-BBHM/2017 ban hành kèm theo Quy chế này.

Đơn vị kiểm định thông báo bằng văn bản cho đơn vị yêu cầu phân tích tên các mẫu hàng hóa không được lưu giữ và bị hủy trong thời hạn lưu (áp dụng cho chủng loại hàng đặc biệt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC).

Đơn vị kiểm định không chịu trách nhiệm về sự biến dạng và thay đổi tính chất của mẫu trong quá trình phân tích hoặc chất lượng mẫu lưu đối với những mẫu tự biến chất trong thời gian lưu mẫu.

Điều 9. Hồ sơ yêu cầu phân tích để xác định trước mã số

1. Chứng từ trong hồ sơ

a. Văn bản đề nghị phân tích của đơn vị yêu cầu phân tích;

b. Đơn đề nghị xác định trước theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

2. Mẫu hàng hóa

a. Giao nhận mẫu: Thực hiện theo điểm c, khoản 1, Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BTC và các quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Quy chế; đồng thời phải đáp ứng được quy định tại điểm c khoản 2.1 Điều 8 Quy chế này.

b. Trường hợp có đủ 02 mẫu: việc sử dụng mẫu, lưu mẫu, trả mẫu, hủy mẫu thực hiện như quy định tại khoản 2.2, 2.3 Điều 8 Quy chế này.

c. Trả mẫu: trong văn bản đề nghị phân tích của đơn vị yêu cầu phân tích phải có nội dung yêu cầu trả mẫu.

Đơn vị kiểm định không chịu trách nhiệm về sự thay đổi, biến dạng, hao hụt của mẫu trong quá trình phân tích.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 2999/QĐ-TCHQ Đổi mới quy chế phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *