Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và hướng dẫn thi hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điểm nổi bật của thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và được Thông tư 59 hướng dẫn như sau:

Trong đó điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn như sau:

  • Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Thông tư số 59/2015 quy định trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 11 Bài 24: Hệ thống lái Giải Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức trang 125, 126, 127, 128, 129

2. Mức trợ cấp tuất một lần

– Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 70 của Luật BHXH và khoản 6 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP khi chết mà không có thân nhân đủ điều kiện tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được giải quyết theo khoản 2 Điều 70 của Luật bảo hiểm xã hội.

– Theo Thông tư số 59 năm 2015 của Bộ Lao động thuơng binh và xã hội, đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động dưới 61%; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.

– Theo quy định tại Thông tư 59/2015/BLĐTBXH, đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng BHXH một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng theo khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.

– Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người Soạn Sử 6 trang 17 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tư số 59/2015 còn quy định trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.

Chi tiết Nội dung thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Chương I: Quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng

Chương II: Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mục 1: Chế độ ốm đau

  • Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
  • Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
  • Điều 5. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
  • Điều 6. Mức hưởng chế độ
  • Điều 7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
  • Điều 8. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau

Mục 2: Chế độ thai sản

  • Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
  • Điều 10. Thời gian hưởng chế độ thai sản
  • Điều 11. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
  • Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
  • Điều 13. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
  • Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản

Mục 3: Chế độ hưu trí

  • Điều 15. Điều kiện hưởng lương hưu
  • Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
  • Điều 17. Mức lương hưu hằng tháng
  • Điều 18. Thời điểm hưởng lương hưu
  • Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần
  • Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
  • Điều 21. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng …
  • Điều 22. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • Điều 23. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

Mục 4: Chế độ tử tuất

  • Điều 24. Trợ cấp mai táng
  • Điều 25. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
  • Điều 26. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
  • Điều 27. Mức trợ cấp tuất một
Tham khảo thêm:   Luật số 55/2010/QH12 Luật an toàn thực phẩm

Chương III: Quỹ bảo hiểm xã hội

  • Điều 28. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
  • Điều 29. Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
  • Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chương IV: Quy định chuyển tiếp

  • Điều 31. Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội
  • Điều 32. Chế độ đối với người đang hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày …
  • Điều 33. Tính thời gian công tác đối với quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước …
  • Điều 34. Tính thời gian công tác đối với người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc …
  • Điều 35. Tính thời gian công tác đối với người lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm …
  • Điều 36. Nâng bậc lương để làm cơ sở tính lương hưu đối với người lao động có thời gian làm chuyên gia …
  • Điều 37. Chế độ đối với người đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã …
  • Điều 38. Chế độ đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ …
  • Điều 39. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016

Chương V: Điều khoản thi hành

  • Điều 40. Hiệu lực thi hành
  • Điều 41. Tổ chức thực hiện

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *