Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị quyết 54/2017/QH14 Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 14/11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 54 /2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Nghị quyết quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính – ngân sách; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý. Nghị quyết bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2018. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Nghị quyết tại đây.

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Nghị quyết: 54 /2017/QH14

NGHỊ QUYẾT
VỀ THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính – ngân sách; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị xã hội.

2. Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Quản lý đất đai

1. Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên, nhưng phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ trong mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất.

2. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện công khai xin ý kiến người dân, đối tượng chịu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai; tổ chức đấu thầu, thu ngân sách theo quy định của pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên quy định tại Điều này được thực hiện như trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha.

Điều 4. Quản lý đầu tư

1. Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố theo quy định của Luật đầu tư công, trừ dự án quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật đầu tư công.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Xây dựng, thẩm định, chỉnh lý Báo cáo tiền khả thi theo quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư công;

b) Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 của Luật đầu tư công.

Điều 5. Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước

1. Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất:

a) Thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản;

b) Thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất so với quy định của các sắc thuế hiện hành, trừ các chính sách thuế thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Phí, lệ phí chưa có trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí;

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát đầu năm Lớp 9 tỉnh Đăk Lăk môn Toán Năm học 2012 - 2013

d) Tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí nằm trong danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.

đ) Việc thí điểm ban hành mới hoặc điều chỉnh chính sách thu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh quy định tại các điểm a, b, c và d Điều này phải theo nguyên tắc:

Bảo đảm phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của Thành phố; có lộ trình, bước đi phù hợp; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với những lĩnh vực khuyến khích ưu đãi đầu tư;

Bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; thực hiện điều tiết hợp lý đối với một số hàng hóa, dịch vụ và nguồn thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu thụ, sử dụng trên địa bàn Thành phố;

Bảo đảm công khai, minh bạch, cải cách hành chính nhà nước, bao gồm cả cải cách hành chính quản lý thuế.

2. Số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu quy định tại khoản 1 Điều này so với quy định hiện hành, ngân sách thành phố được hưởng 100% để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố.

3. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm do Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và căn cứ vào tình hình thực tế của Thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định dự toán ngân sách thành phố, phân bổ ngân sách cấp mình bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách và phát triển các lĩnh vực quan trọng của Chính phủ, Quốc hội.

4. Thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội theo quy định của cấp có thẩm quyền quyết định cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quyết định:

a) Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp Thành phố; cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Nghị quyết này;

b) Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có số thu lớn cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc các cơ quan, đơn vị này phải tự sắp xếp bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, ngân sách không bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương cho các cơ quan, đơn vị này;

c) Cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Nghị quyết này.

5. Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức trong nước khác và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho Thành phố vay lại với mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

6. Hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố tương ứng 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định tại khoản 4 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước) và số tăng thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% quy định tại điểm b, c, d, g, h, i, q khoản 1 Điều 35 Luật ngân sách nhà nước so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.

Tham khảo thêm:   Cách nhập giftcode Chiến Thần Chi Nộ

7. Ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sau khi đã khấu trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn Thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Thành phố.

8. Ngân sách thành phố được hưởng số thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý và phần thu được từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban nhân dân thành phố làm đại diện chủ sở hữu.

Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng nguồn thu này và ngân sách thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, kể cả đầu tư cho các dự án chống ngập và 02 bệnh viện tuyến cuối của Thành phố; ngân sách trung ương sẽ không bổ sung cho Thành phố 18.800 tỷ đồng từ nguồn thu cổ phần hóa để thực hiện các dự án này như dự kiến trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Ngân sách thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vay lại toàn bộ phần vốn tăng thêm so với tổng mức đầu tư (nếu có) của các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

9. Đối với các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên địa bàn Thành phố, cho phép Thành phố sử dụng ngân sách của mình, các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của Thành phố, vay trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư PPP để sớm hoàn thành dự án; ngân sách trung ương có trách nhiệm, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành hoặc kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo, hoàn trả cho Thành phố phần dự toán chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố Hồ Chí Minh quản lý

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định các nhiệm vụ, quyền hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, không được ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý và mức lương phù hợp với các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong khả năng, phạm vi ngân sách của Thành phố.

4. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, để phù hợp với đặc điểm của Thành phố.

Tham khảo thêm:   Tin học 11 Bài 22: Thực hành bài toán sắp xếp Giải Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức

5. Việc thực hiện các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này phải gắn với việc sắp xếp bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Điều 7. Áp dụng pháp luật

1. Về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính – ngân sách nhà nước; cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố Hồ Chí Minh quản lý được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp Nghị quyết này không có quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này với các luật, nghị quyết của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết này đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thì tiếp tục thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành quy định.

2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực có quy định ưu đãi hoặc thuận lợi hơn so với cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết này, thì Thành phố được áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trước khi hết thời gian thực hiện thí điểm, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

2. Chính phủ có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Thành phố rút ngắn thủ tục, thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố;

b) Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với yêu cầu của việc phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững; thực hiện chính sách động viên hợp lý; bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững; xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia ngân sách hợp lý, tạo điều kiện cho thành phố Hồ Chí Minh có nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững theo định hướng của Đảng, Nhà nước;

c) Chỉ đạo Thành phố tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội.

3. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị quyết này và pháp luật hiện hành; chịu trách nhiệm về các nội dung đã được phân cấp, phân quyền quy định tại Nghị quyết này;

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyền đã ủy quyền quy định tại khoản 1 và quy định các quyền cho phép ủy quyền quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này;

c) Tổng kết việc thực hiện thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết này, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định khi kết thúc thời hạn thí điểm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ….thông qua ngày….tháng 11 năm 2017.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị quyết 54/2017/QH14 Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *