Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 226/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 11/11/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 226/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí chứng thực và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.

Người nộp phí

Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại Phòng Công chứng; tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Tổ chức thu phí

Tổ chức thu phí chứng thực bao gồm:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tham khảo thêm:   Bài dự thi tìm hiểu công tác dân vận của hệ thống chính trị Bài dự thi dân vận

2. Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Phòng Công chứng.

Mức thu phí

Mức thu phí chứng thực quy định như sau:

STT Nội dung thu Mức thu
1 Phí chứng thực bản sao từ bản chính 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
2 Phí chứng thực chữ ký 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
3 Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:
a Chứng thực hợp đồng, giao dịch 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
b Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
c Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Các đối tượng được miễn phí

Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.

Kê khai, nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

Tham khảo thêm:   Quyết định 770/QĐ-TTg Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì được trích lại 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 50% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Tham khảo thêm:   Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo

Thông tư 226/2016/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 226/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *