Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quy trình trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 29/12/2017, Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2018. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải nội dung thông tư tại đây.

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 33/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐỊNH MỨC NHÂN VIÊN VÀ QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Thông tư này hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Thông tư này áp dụng đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, gồm:

1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.

2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile: 5 vũ khí dễ dành TOP 1 nhất trong game

3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.

4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.

6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.

7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC NHÂN VIÊN TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Điều 3. Cơ cấu tổ chức.

1. Lãnh đạo cơ sở trợ giúp xã hội gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.

2. Cơ cấu tổ chức

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập căn cứ vào nhiệm vụ, quy mô, số lượng đối tượng phục vụ và số lượng công chức, viên chức và người lao động để quy định cơ cấu tổ chức thành các phòng, khoa hoặc bộ phận cho phù hợp, bảo đảm không làm tăng số phòng hiện có, không làm tăng số lượng người làm việc hiện có của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn; đồng thời thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội công lập được xác định theo các nhóm công việc cơ bản sau:

a) Hành chính – Tổng hợp;

b) Công tác xã hội và phát triển cộng đồng;

c) Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn;

d) Y tế – Phục hồi chức năng;

đ) Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều này để quyết định cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.

Điều 4. Vị trí việc làm.

Vị trí việc làm tại cơ sở trợ giúp xã hội gồm:

1. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ quản lý, điều hành:

a) Giám đốc;

b) Phó Giám đốc;

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Siêu Học Viện 3D và cách nhập

c) Trưởng phòng;

d) Phó Trưởng phòng;

đ) Trưởng khoa;

e) Phó Trưởng khoa.

2. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ chăm sóc, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội:

a) Công tác xã hội;

b) Tâm lý;

c) Chăm sóc trực tiếp đối tượng;

d) Y tế, điều dưỡng;

đ) Chăm sóc dinh dưỡng;

e) Phục hồi chức năng;

g) Dạy văn hóa;

h) Dạy nghề;

i) Vị trí việc làm khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ:

a) Kế toán;

b) Hành chính – Tổng hợp;

c) Quản trị;

d) Thủ quỹ;

đ) Văn thư;

e) Lái xe;

g) Bảo vệ;

h) Các vị trí việc làm khác theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập quyết định vị trí việc làm, ghép vị trí việc làm hoặc bổ sung danh sách vị trí việc làm mới theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập quyết định vị trí việc làm, người làm việc của cơ sở cho phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cơ sở.

Điều 5. Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội.

1. Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.

2. Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc.

3. Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.

4. Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.

5. Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.

6. Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.

7. Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:

a) Nhân viên chăm sóc trẻ em: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Tham khảo thêm:   Thông tư 143/2014/TT-BTC Quản lý hỗ trợ trẻ tư thục ở khu công nghiệp

b) Nhân viên chăm sóc người khuyết tật: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.

c) Nhân viên chăm sóc người cao tuổi: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được.

d) Nhân viên chăm sóc người tâm thần: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định.

đ) Nhân viên chăm sóc người lang thang: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương).

8. Nhân viên y tế: 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.

9. Nhân viên phụ trách dinh dưỡng: 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng.

10. Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.

11. Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng.

12. Vị trí việc làm gián tiếp tối đa không quá 20% tổng số nhân lực cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Kế toán, hành chính – tổng hợp, quản trị, thủ quỹ, văn thư, lái xe, bảo vệ.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quy trình trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *