Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 03/2018/TT-NHNN Quy định về cấp Giấy phép, tổ chức hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kể từ ngày 14/04/2018, Thông tư 03/2018/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 23/02/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải nội dung tại đây.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 03/2018/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2018

THÔNGTƯ
QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các t chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cấp Giấy phép, t chức và hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc cấp Giấy phép, tổ chức, hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tài chính vi mô.

2. Tổ chức thực hiện chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ (sau đây gọi là tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô).

Tham khảo thêm:   Giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc tham gia thành lập, cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy phép là Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.

2. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô.

3. Thành viên sáng lập là thành viên góp vốn tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của tổ chức tài chính vi mô.

4. Chủ sở hữu là tổ chức sở hữu toàn bộ vốn của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

5. Cuộc họp thành viên sáng lập là cuộc họp của các thành viên sáng lập, có nhiệm vụ:

a) Thông qua dự thảo Điều lệ tổ chức tài chính vi mô; Đề án thành lập tổ chức tài chính vi mô; Danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) nhiệm kỳ đầu tiên;

b) Bầu Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị từ những thành viên tham gia góp vốn là những người trong Danh sách dự kiến được bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) nhiệm kỳ đầu tiên và một số thành viên khác để triển khai các công việc liên quan đến chấp thuận nguyên tắc về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô và sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc việc thành lập trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu;

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về đức tính chăm chỉ Dàn ý & 13 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

c) Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập tổ chức tài chính vi mô.

6. Cuộc họp thành viên góp vốn đầu tiên là cuộc họp của các thành viên sáng lập và các thành viên góp vốn khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc việc thành lập, có nhiệm vụ:

a) Thông qua Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô;

b) Bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng thành viên, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) nhiệm kỳ đầu tiên theo danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

c) Thông qua các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, người điều hành tổ chức tài chính vi mô;

d) Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập tổ chức tài chính vi mô.

7. Khách hàng tài chính vi mô là cá nhân nghèo, cận nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, cá nhân đại diện cho hộ gia đình nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ.

8. Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng tài chính vi mô phải gửi theo quy định của tổ chức tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quy định và phải công bố công khai mức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và mức lãi suất tiết kiệm bắt buộc.

9. Tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô là tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm (không bao gồm tiết kiệm bắt buộc) của khách hàng tài chính vi mô tại tổ chức tài chính vi mô.

Tham khảo thêm:   Chi tiết bản cập nhật Rules Of Survival ngày 20/6

10. Ngân hàng nhà nước chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp Giấy phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định có liên quan của pháp luật.

Điều 5. Sử dụng Giấy phép

1. Tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép, không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ghi trong Giấy phép.

2. Tổ chức tài chính vi mô không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

3. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hư hỏng, tổ chức tài chính vi mô phải có văn bản nêu rõ lý do, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện về Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, cấp bản sao Giấy phép từ bản gốc cho tổ chức tài chính vi mô.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 03/2018/TT-NHNN Quy định về cấp Giấy phép, tổ chức hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *