Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 21/2018/NĐ-CP Quy định công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 23/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ. Nghị định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 10/04/2018. Theo đó, quy định danh mục hàng đặc biệt được cảnh sát bảo vệ vận chuyển. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 21/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG ĐẶC BIỆT CỦA NHÀ NƯỚC DO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN CÓ TRÁCH NHIỆM VŨ TRANG BẢO VỆ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát cơ động ngày 23 tháng 12 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

1. Nghị định này quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước (sau đây gọi tắt là hàng đặc biệt) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ.

2. Việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt do các lực lượng trong Quân đội nhân dân đảm nhiệm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

1. Lực lượng Cảnh sát nhân dân.

2. Cơ quan quản lý hàng đặc biệt.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

Điều 3. Hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển.

1. Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

2. Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

3. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.

Điều 4. Chủ thể bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

1. Lực lượng vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm:

a) Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở trung ương yêu cầu;

b) Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu, bao gồm:

a) Các lực lượng nghiệp vụ khác thuộc Công an nhân dân;

b) Dân quân tự vệ tại các địa bàn trên tuyến vận chuyển;

c) Cơ quan trực tiếp quản lý, bảo quản hàng đặc biệt;

d) Người điều khiển phương tiện và cán bộ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt khi có yêu cầu, bao gồm:

a) Các lực lượng thi hành pháp luật trên tuyến vận chuyển hàng đặc biệt, bao gồm Thanh tra giao thông, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Thuế, Cảnh sát biển, Quân chủng phòng không – không quân và các lực lượng khác có chức năng, nhiệm vụ thi hành pháp luật tại các trạm kiểm soát, các đơn vị tuần tra cơ động trên tuyến vận chuyển;

Tham khảo thêm:   Viết: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1) - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ tại bến cảng, bến tàu, phà, nhà ga hoặc tại các điểm dừng, đỗ nơi phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt đi qua hoặc dừng lại.

Điều 5. Nguyên tắc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng đặc biệt; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển và các thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm hàng đặc biệt hoặc cản trở quá trình vận chuyển.

4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với cơ quan quản lý hàng đặc biệt và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Gắn công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến vận chuyển.

Chương II

CÔNG TÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG ĐẶC BIỆT

Điều 6. Yêu cầu bảo vệ và hồ sơ vận chuyển hàng đặc biệt.

1. Việc yêu cầu bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt được thực hiện như sau:

a) Đối với những chuyến vận chuyển hàng đặc biệt mà cơ quan quản lý hàng đặc biệt xác định cần phải yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo tổ chức lực lượng phối hợp bảo vệ thì bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý hàng đặc biệt gửi văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển đến Bộ Công an trước khi vận chuyển ít nhất 10 ngày làm việc;

b) Đối với những chuyến vận chuyển hàng đặc biệt không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng đặc biệt gửi văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển đến đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt trực thuộc Bộ Công an; đơn vị chức năng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng đặc biệt gửi văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi vận chuyển ít nhất 05 ngày làm việc.

Đối với những chuyến vận chuyển hàng đặc biệt thường xuyên, liên tục thì cơ quan quản lý hàng đặc biệt gửi văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển đến đơn vị Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt trực thuộc Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trung ương trước khi vận chuyển ít nhất 02 ngày làm việc;

c) Văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải thể hiện rõ tên, loại, khối lượng hàng cần vận chuyển, phương tiện vận chuyển, tuyến vận chuyển, hành trình vận chuyển (nơi đi, nơi đến, thời gian xuất phát, thời gian kết thúc, thời gian dừng, đỗ tại các địa điểm hoặc ga dừng, đỗ trên tuyến vận chuyển) và dự kiến thời gian tiến hành vận chuyển.

2. Khi nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công an, đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản trả lời cơ quan có yêu cầu trước khi vận chuyển ít nhất 02 ngày làm việc để phối hợp tổ chức thực hiện bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit I: ID Grammar Soạn Anh 10 trang 9 sách Chân trời sáng tạo

Đối với những chuyến vận chuyển hàng đặc biệt thường xuyên, liên tục thì đơn vị Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt trực thuộc Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản trả lời cơ quan có yêu cầu ngay khi nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển.

3. Cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt lập hồ sơ vận chuyển hàng đặc biệt và mang theo trong quá trình vận chuyển. Hồ sơ vận chuyển hàng đặc biệt gồm:

a) Quyết định vận chuyển hoặc lệnh điều chuyển hàng đặc biệt của thủ trưởng cơ quan quản lý hàng đặc biệt;

b) Văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

c) Văn bản trả lời của đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc thuê phương tiện vận chuyển (nếu có);

đ) Danh sách cán bộ, nhân viên của cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt làm nhiệm vụ vận chuyển hàng đặc biệt;

e) Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật đối với từng loại hàng đặc biệt bảo đảm đủ điều kiện vận chuyển (nếu có).

Điều 7. Giao, nhận, xếp, dỡ hàng đặc biệt.

1. Hàng đặc biệt khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong, đặt trong các container hoặc thùng chứa hàng, khóa, kẹp chì và bảo quản an toàn.

2. Việc giao, nhận, bốc xếp hàng đặc biệt lên phương tiện vận chuyển nơi chuyển đi và giao, nhận, xếp, dỡ hàng đặc biệt nơi chuyển đến phải được cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt lập thành văn bản. Đại diện đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt chứng kiến và ký biên bản về việc khóa, kẹp chì các container, thùng chứa hàng đặc biệt nơi chuyển đi và việc mở khóa, tháo dỡ kẹp chì đó nơi chuyển đến.

3. Khi giao, nhận, xếp, dỡ hàng đặc biệt nơi chuyển đến, phát hiện nghi vấn, sai lệch niêm phong, kẹp chì thì phải tạm dừng việc giao, nhận, xếp, dỡ và tiến hành lập biên bản, xác định nguyên nhân, báo cáo thủ trưởng cơ quan bên giao, bên nhận và thủ trưởng đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển để phối hợp chỉ đạo giải quyết.

Việc tiếp tục giao, nhận hàng đặc biệt do thủ trưởng cơ quan bên nhận hàng đặc biệt nơi chuyển đến quyết định.

Điều 8. Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt.

1. Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt bằng xe chuyên dùng trên đường bộ hoặc phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ được thực hiện như sau:

a) Cơ quan quản lý hàng đặc biệt bố trí xe chuyên dùng và xe hộ tống vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ. Xe chuyên dùng vận chuyển hàng đặc biệt phải bảo đảm các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng phục vụ công tác bảo vệ.

b) Đối với mỗi chuyến vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ phải có 02 xe hộ tống bảo vệ, trong đó 01 xe dẫn đầu và 01 xe đi cuối xe hoặc đoàn xe vận chuyển hàng đặc biệt, trừ các trường hợp theo quy định tại điểm c khoản này.

c) Trường hợp vận chuyển hàng đặc biệt trên 01 xe chuyên dùng đi trong thành phố, thị xã hoặc thực hiện đồng thời nhiều đoàn vận chuyển hàng đặc biệt trong cùng một thời gian mà cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt có yêu cầu thì thủ trưởng đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển căn cứ tình hình thực tế, trao đổi, thống nhất với thủ trưởng cơ quan có yêu cầu về việc bố trí số lượng xe hộ tống đối với mỗi đoàn vận chuyển hàng đặc biệt.

Tham khảo thêm:   Bản cập nhật Rules Of Survival ngày 4/4 có gì mới?

3. Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt trên đường sắt phải bố trí các dụng cụ, vật liệu cần thiết để gia cố, bảo vệ các container chứa hàng đặc biệt được ổn định, vững chắc và an toàn trên đường vận chuyển. Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt trên đường sắt được ưu tiên vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt.

Điều 9. Bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

1. Căn cứ tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phương tiện, khối lượng hàng đặc biệt và thời gian, hành trình vận chuyển, đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển trao đổi, thống nhất với cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt để bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển.

2. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt phải bảo đảm ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không.

Đối với các chuyến vận chuyển nhiều ngày trên phương tiện đường sắt thì việc bố trí cán bộ, chiến sĩ được tổ chức thực hiện theo các ca làm nhiệm vụ và phải bảo đảm thời gian làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trong quá trình vận chuyển, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ hàng đặc biệt được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp để bảo vệ hàng đặc biệt. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.

Điều 10. Trưởng đoàn vận chuyển, Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

1. Trưởng đoàn vận chuyển là cán bộ thuộc cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt được thủ trưởng cơ quan quản lý hàng đặc biệt phân công làm Trưởng đoàn vận chuyển hàng đặc biệt.

Trưởng đoàn vận chuyển có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giao, nhận, vận chuyển, xếp, dỡ và quản lý, bảo quản hàng đặc biệt, phối hợp với lực lượng Cảnh sát nhân dân trong quá trình bảo vệ vận chuyển và các công việc khác do thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt giao.

2. Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt do thủ trưởng cơ quan Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phân công, có trách nhiệm chỉ huy các lực lượng làm nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển để triển khai phương án xử lý các tình huống, sự cố xảy ra, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về người, phương tiện, hàng đặc biệt.

3. Các lực lượng làm nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển phải chấp hành mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng trong quá trình bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 21/2018/NĐ-CP Quy định công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *