Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 27/2018/TT-BQP Những giấy tờ cần có để thăm người bị tạm giam trong quân đội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 30/04/2018, Thông tư 27/2018/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ngày 12/03/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân. Theo đó, khi thân nhân đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam trong quân đội thì phải xuất trình các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị thăm gặp có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
  • Một trong những giấy tờ tùy thân sau: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh dân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu.

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2018/TT-BQP

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018

THÔNG TƯ
BAN HÀNH NỘI QUY CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Căn cứ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân”.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 4 năm 2018.

Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
– Bộ trưởng (để b/c);

– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Tư pháp;
– BTTM, TCCT;
– Các Tổng cục;
– Các Quân khu, Quân đoàn;
– Các Quân chủng, Binh chủng;
– Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
– Cục Điều tra hình sự BQP;
– Tòa án quân sự trung ương;
– Viện kiểm sát quân sự trung ương;
– Cục Bảo vệ an ninh QĐ/TCCT;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng;
– Vụ Pháp chế BQP;
– Lưu: VT, PC; Hg 43.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Chiêm

NỘI QUY

CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BQP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nội quy cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân quy định về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế; nhận thư, gửi thư; nhận tiền, nhận quà và đồ dùng mang vào buồng giam, giữ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (sau đây viết gọn là người bị tạm giữ, tạm giam); việc thăm gặp; đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ và xử lý đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nội quy này áp dụng đối với người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Tuân thủ pháp luật và quy định tại Nội quy này.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thủ trưởng cơ sở giam giữ; tuân thủ sự điều hành, hướng dẫn và kiểm tra của cán bộ cơ sở giam giữ.

3. Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác; bảo vệ tài sản của cơ sở giam giữ, của người bị tạm giữ, tạm giam; tố giác các hành vi sai trái, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong cơ sở giam giữ.

4. Thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh và các quy định trong sinh hoạt, ngủ, nghỉ.

Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Vi phạm quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Nội quy cơ sở giam giữ; không chấp hành hoặc cản trở việc chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác.

Tham khảo thêm:   Axie Infinity: Danh sách thẻ bài tốt nhất cho từng lớp Axie

2. Đe dọa, đánh đập, ức hiếp, làm lây nhiễm vi rút HIV cho người khác, cưỡng đoạt tài sản của người khác, hủy hoại thân thể mình, tự xăm trổ hoặc xăm trổ lên thân thể người khác, đeo đồ vật lên cơ thể.

3. Các hình thức đồng tính luyến ái, quan hệ tình dục.

4. Lập hoặc tham gia hội, băng, nhóm dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Bói toán, cúng lễ, truyền đạo, các hành vi mê tín, dị đoan, đánh bạc dưới mọi hình thức.

6. Ném, vứt bừa bãi đồ ăn, uống; thuê, bắt ép người khác phục vụ mình.

7. Thực hiện hoặc bao che, dung túng, ủng hộ đối với những âm mưu, hành động nhằm trốn khỏi cơ sở giam giữ.

8. Thông tin sai lệch nhằm kích động người khác gây mất trật tự trong cơ sở giam giữ.

9. Giả vờ ốm, đau hoặc không chấp hành chỉ định, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ và cơ sở khám, chữa bệnh.

Chương II

CHẾ ĐỘ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM

Điều 5. Thời gian ăn uống và việc ăn thêm

1. Đến giờ ăn người bị tạm giữ, tạm giam nhận tiêu chuẩn ăn và ăn đúng thời gian do cơ sở giam giữ quy định.

2. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc người bị tạm giữ, tạm giam sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm, mua đồ ăn là thực phẩm đã qua chế biến để dùng ngay được nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Điều 6. Đồ dùng, tư trang mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam

1. Người bị tạm giữ, tạm giam được mang quần áo, chăn, màn, chiếu và các đồ dùng do cơ sở giam giữ cấp hoặc cho mượn theo quy định của Chính phủ, đồ dùng gia đình tiếp tế, giấy tờ liên quan đến vụ án, các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân và đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi nếu ở cùng với mẹ là người bị tạm giữ, tạm giam.

2. Đồ dùng và tư trang phải được xếp đặt đúng nơi quy định, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.

3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cho người bị tạm giữ, tạm giam mượn hoặc mang thêm đồ dùng, tư trang trong trường hợp cần thiết và những đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi được mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.

Điều 7. Quy định trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam

1. Người bị tạm giữ, tạm giam phải ở đúng vị trí đã quy định, giữ gìn vệ sinh, không viết vẽ lên tường, lên cửa hoặc có hành vi gây mất trật tự tại cơ sở giam giữ;

2. Người bị tạm giữ, tạm giam chịu sự điểm danh, kiểm diện của cán bộ cơ sở giam giữ.

Điều 8. Khám bệnh, chữa bệnh

1. Người bị tạm giữ, tạm giam khi ốm, đau phải báo cáo kịp thời và chấp hành nghiêm chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ cơ sở giam giữ, nội quy, quy định của cơ sở khám, chữa bệnh.

2. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh; thuốc phải được bàn giao cho cán bộ y tế cơ sở giam giữ quản lý để tiêm, cấp uống theo đơn dưới sự giám sát của cán bộ y tế.

Điều 9. Quy định thời gian sinh hoạt tinh thần

1. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ cấp 01 (một) tờ báo Quân đội nhân dân để đọc và thu lại. Căn cứ số lượng người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quy định thời gian đọc báo của người bị tạm giữ, tạm giam.

2. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ mở Đài Tiếng nói Việt Nam để nghe bản tin thời sự (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều). Căn cứ thời gian làm việc của cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe thêm các chương trình phát sóng khác của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chương III

QUY ĐỊNH THĂM GẶP THÂN NHÂN, NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN GIAO DỊCH DÂN SỰ; NGƯỜI BÀO CHỮA; NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHÁC; NHẬN THƯ, GỬI THƯ; NHẬN TIỀN, NHẬN QUÀ

Tham khảo thêm:   Sơ đồ tư duy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các dịch vụ tín dụng Phân biệt các dịch vụ tín dụng

Điều 10. Thủ tục thăm gặp, làm việc

1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập;

b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu; trường hợp không có một trong những giấy tờ tùy thân nêu trên thì đơn đề nghị phải được dán ảnh, được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

2. Người bào chữa đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau:

a) Văn bản thông báo người bào chữa;

b) Một trong những giấy tờ tùy thân: Thẻ luật sư, Thẻ trợ giúp viên pháp lý, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

3. Người tiến hành tố tụng đến làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau:

a) Quyết định phân công giải quyết vụ án; trường hợp không có quyết định phân công giải quyết vụ án thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án;

b) Một trong các giấy tờ tùy thân: Giấy chứng nhận của ngành điều tra, kiểm sát, tòa án; Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

c) Người tiến hành tố tụng nếu cần làm việc với người bị tạm giữ, tạm giam ở vụ án khác phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan hoặc người có thẩm quyền đang thụ lý vụ án đó.

4. Người đại diện hợp pháp đến gặp người bị tạm giữ, tạm giam để thực hiện giao dịch dân sự phải xuất trình giấy tờ sau:

a) Văn bản thể hiện là người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự.

b) Văn bản đồng ý của Cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

c) Một trong các giấy tờ tùy thân: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang hoặc hộ chiếu.

5. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình giấy tờ sau:

a) Văn bản đồng ý của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức.

c) Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ tổ chức thăm, gặp

1. Cán bộ khi làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp phải chấp hành nghiêm pháp luật, điều lệnh, quy định của cơ sở giam giữ. Không được gây phiền hà cho người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc; không tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà, các đồ vật khác cho người bị tạm giữ, tạm giam.

2. Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp, làm việc; lập danh sách người bị tạm giữ, tạm giam được thăm gặp hoặc không được thăm gặp theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đề xuất, trình Thủ trưởng cơ sở giam giữ ký duyệt trước khi thực hiện;

b) Kiểm tra người, thư, tiền, quà, đồ vật, giám sát người bị tạm giữ, tạm giam từ khi nhận đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực khu giam, ký Sổ xuất, nhập người bị tạm giữ, tạm giam;

c) Trường hợp có nhiều thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam đến thăm gặp cùng một thời điểm, phải đề nghị Thủ trưởng cơ sở giam giữ tăng cường lực lượng giám sát việc thăm gặp.

d) Vào Sổ theo dõi thăm gặp, cập nhật đầy đủ thông tin, phản ánh tình hình thăm gặp với Thủ trưởng cơ sở giam giữ;

Tham khảo thêm:   Stt chào năm mới 2023 hay nhất

đ) Bàn giao ngay tiền, thuốc chữa bệnh và những đồ vật không được mang vào buồng giam mà người bị tạm giữ, tạm giam nhận được trong khi thăm gặp (nếu có) cho người có trách nhiệm quản lý.

3. Giám sát quá trình thăm gặp, làm việc không để người bị tạm giữ, tạm giam thông cung hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm. Khi phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam và người đến thăm gặp, làm việc vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì dừng ngay việc thăm gặp, làm việc; lập biên bản và báo cáo Thủ trưởng cơ sở giam giữ.

Điều 12. Gặp thân nhân; người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác

1. Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân, người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; trước khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo dài, đi dép, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn; nam phải để tóc ngắn, không cạo trọc đầu, không để râu, ria mép.

2. Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết; trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án yêu cầu cùng giám sát thì cơ quan đang thụ lý vụ án cử người phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát việc thăm gặp.

3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết; gặp người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khác vào ngày làm việc; thời gian thăm gặp theo giờ làm việc của cơ sở giam giữ.

4. Số lần gặp và thời gian mỗi lần gặp thân nhân thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Trường hợp vượt quá số lần theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc gặp người không phải là thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.

5. Người bị tạm giữ, tạm giam được bố trí gặp thân nhân hoặc đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tại nhà (buồng) thăm gặp.

6. Trong quá trình thăm gặp, phải cách ly người đến thăm gặp với người bị tạm giữ, tạm giam; quá trình thăm gặp phải được cơ sở giam giữ giám sát.

Điều 13. Quy định đối với thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam

1. Thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam gồm:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tạm giữ, tạm giam;

b) Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;

c) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng);

d) Ông, bà nội hoặc ngoại;

đ) Anh, chị, em ruột;

e) Cháu nội, cháu ngoại của người bị tạm giữ, tạm giam.

2. Người đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ; không mang đồ vật cấm quy định tại Điều 21 Nội quy này trừ đồng hồ không có chức năng, ghi âm, ghi hình và thu phát tín hiệu; dây lưng và các đồ vật thuộc sở hữu của người đến thăm gặp quy định tại các Khoản 7, 8 Điều 21 Nội quy này vào nơi thăm gặp.

3. Khi gặp người bị tạm giữ, tạm giam thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam phải chấp hành sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.

4. Thân nhân và người bị tạm giữ, tạm giam phải sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp, trường hợp không biết tiếng Việt mà sử dụng ngôn ngữ khác thì phải có người phiên dịch theo quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 27/2018/TT-BQP Những giấy tờ cần có để thăm người bị tạm giam trong quân đội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *