Bạn đang xem bài viết ✅ Quy định 132-QĐ/TW Quy định đánh giá xếp loại chất lượng đối với tập thể trong hệ thống chính trị ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 08/03/2018, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 132-QĐ/TW về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải quyết định tại đây.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

Số: 132-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2018

QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC KIỂM ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HẰNG NĂM ĐỐI VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

– Căn cứ Điều lệ Đảng;

– Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII,

Bộ Chính trị quy định về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy định này quy định về nguyên tắc và những nội dung cơ bản để tổ chức thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình; đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị, tập thể lãnh đạo, quản lý (gọi tắt là tập thể) và cá nhân trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- “Cán bộ”, “công chức”, “viên chức”: Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành.

2- “Cán bộ lãnh đạo, quản lý”: Bao gồm cán bộ; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, người giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

3- “Tập thể lãnh đạo, quản lý”: Là tập thể được quy định là cơ quan lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể.

4- “Người đứng đầu”: Là người được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc chỉ định giữ chức vụ cấp trưởng trong các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước.

5- “Cấp có thẩm quyền”: Là tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu được giao quyền quyết định về công tác tổ chức, cán bộ, quản lý đảng viên theo quy định.

6- “Cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ”: Là cơ quan tham mưu, giúp việc, giúp cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về công tác tổ chức, cán bộ trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước các cấp.

7- “Các chủ thể tham gia đánh giá” gồm: Các tập thể, cá nhân có liên quan ở cấp dưới trực tiếp, cùng cấp, cấp trên trực tiếp.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại

1- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

3- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

4- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.

5- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Điều 4. Căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại

1- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.

2- Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.

Tham khảo thêm:   100 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 (Có đáp án) Trắc nghiệm Lịch sử 12 chương 3

3- Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.

4- Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.

5- Môi trường, điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.

Chương II

KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH HẰNG NĂM

Điều 5. Đối tượng kiểm điểm

1- Các tập thể lãnh đạo, quản lý

– Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương và địa phương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở.

– Thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tập thể lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội; thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

– Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tập thể thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; ban thường vụ đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở.

– Tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.

2- Cá nhân

– Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt).

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Điều 6. Nội dung kiểm điểm

Nội dung kiểm điểm tập trung làm rõ những thành tích nổi bật để phát huy, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém; liên hệ với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; chỉ rõ nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế, yếu kém, đề ra giải pháp và thời gian khắc phục.

1- Đối với tập thể lãnh đạo, quản lý

– Việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc.

– Việc quán triệt, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của cấp trên; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.

– Về trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

– Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

– Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.

2- Đối với cá nhân

– Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

– Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.

– Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.

– Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

– Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.

Điều 7. Cách thức kiểm điểm

1- Chuẩn bị kiểm điểm

– Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.

– Mỗi người làm 1 bản tự kiểm điểm, nội dung theo từng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của đảng viên (nếu là đảng viên).

– Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý (khi cần thiết).

Tham khảo thêm:   Tin học 11 Bài 22: Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu Giải Tin học 11 Định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức

2- Nơi kiểm điểm

– Tập thể lãnh đạo, quản lý cấp nào thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm ở cấp đó. Kết hợp kiểm điểm tập thể, cá nhân thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn với tập thể lãnh đạo, quản lý tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

– Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc).

Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi nói trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

3- Trình tự kiểm điểm

– Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể hoàn thành kiểm điểm.

– Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.

Điều 8. Trách nhiệm, thẩm quyền

1- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân hằng năm ở địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

2- Cấp có thẩm quyền có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm đối với các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.

3- Cấp trên trực tiếp dự, chỉ đạo kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý (khi cần thiết).

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG TẬP THỂ, CÁ NHÂN HẰNG NĂM

Điều 9. Đối tượng đánh giá, xếp loại

1- Tập thể

a) Tổ chức, cơ quan, đơn vị

– Đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; các tổ chức cơ sở đảng.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở.

– Hội đồng nhân dân các cấp.

– Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.

b) Tập thể lãnh đạo, quản lý

– Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở. Đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương và địa phương.

– Tập thể thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ban thường vụ các đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở.

– Thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tập thể lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội; thường trực hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

– Tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.

2- Cá nhân

– Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt).

– Cán bộ, công chức, viên chức và những người khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập.

– Các đối tượng khác do các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 10. Tiêu chí đánh giá

1- Đối với các tổ chức, tập thể

a) Các tiêu chí về xây dựng tổ chức, tập thể

– Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác.

– Việc thực hiện nguyên tắc tổ chức, cơ chế quản lý theo quy định; các nội quy, quy chế và chế độ làm việc hiện hành.

– Về trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Long An năm học 2012 - 2013 môn Tiếng Anh (Chung - Đề 2) Sở GD&ĐT Long An

b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm

– Việc cụ thể hóa, xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác hằng năm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

– Kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt (được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể (nếu có)).

– Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng các tập thể, cá nhân có liên quan trực tiếp; các chỉ số đánh giá, xếp hạng đối với địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị (nếu có).

c) Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra

2- Đối với cá nhân

a) Các tiêu chí về chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc

– Chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống.

– Ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc.

– Mức độ thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.

b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm

– Việc thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định.

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm (được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể (nếu có)).

– Kết quả đánh giá, xếp loại các tập thể, cá nhân có liên quan trực tiếp; đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).

c) Kết quả khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra

Điều 11. Phương pháp, quy trình, đánh giá, xếp loại

1- Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn chất lượng được quy định cụ thể cho mỗi đối tượng, từng tập thể, cá nhân và các chủ thể tham gia đánh giá xác định mức độ đạt được của từng tiêu chí theo 4 cấp độ (Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Kém), đề nghị mức xếp loại chất lượng, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng đối với mỗi tập thể, cá nhân.

2- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân được thực hiện theo 3 bước như sau:

– Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại.

Căn cứ tiêu chí xếp loại, các tổ chức, tập thể, cá nhân tự phân tích chất lượng và xếp loại vào 1 trong 4 mức theo quy định tại Điều 12.

– Bước 2: Tham gia đánh giá và đề xuất xếp loại chất lượng.

Các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện việc phân tích chất lượng, đề xuất đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân có liên quan khi được yêu cầu theo trách nhiệm, thẩm quyền.

– Bước 3: Quyết định nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng.

+ Cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp cấp có thẩm quyền thẩm định kết quả tự đánh giá, kết quả tham gia đánh giá, các kết quả đánh giá hợp pháp khác và tổng hợp, đề xuất mức xếp loại chất lượng.

+ Trên cơ sở đề xuất của cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đánh giá và xếp loại chất lượng hằng năm đối với từng tập thể, cá nhân.

3- Đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của chính quyền địa phương, công tác chuyên môn, hoạt động đoàn thể trước, tổ chức đảng sau; tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau.

Đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thì đánh giá, xếp loại đảng viên trước, cán bộ lãnh đạo, quản lý sau.

Đảng viên là những người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì việc đánh giá, xếp loại đảng viên sau khi đã hoàn thành việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hoặc xếp loại lao động.

Sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại tổ chức, tập thể, cá nhân ở địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị thì sẽ tiến hành đánh giá, xếp loại người đứng đầu.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy định 132-QĐ/TW Quy định đánh giá xếp loại chất lượng đối với tập thể trong hệ thống chính trị của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *