Bạn đang xem bài viết ✅ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định Mẫu 04-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu 04-TSCĐ: Biên bản đánh giá lại tài sản cố định được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, nhằm xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại tài sản cố định.

Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ. Chi tiết mẫu biên bản đánh giá tài sản cố định cũng như cách lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Đơn vị: …………………

Bộ phận: ………………

Mẫu số 04 – TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ

Ngày…. tháng…. năm….

Số:………………….

Nợ:………………….

Có:…………………..

– Căn cứ Quyết định số: …… ngày…… tháng…… năm……

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11: Review Unit 4 Soạn Anh 11 Chân trời sáng tạo trang 59

Của……………………………… Về việc đánh giá lại TSCĐ

– Ông/Bà…..…Chức vụ….. Đại diện……Chủ tịch Hội đồng

– Ông/Bà……… Chức vụ……… Đại diện………… Ủy viên

– Ông/Bà……… Chức vụ……… Đại diện………… Ủy viên

Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

STT Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ Số hiệu TSCĐ Số thẻ TSCĐ Giá trị đang ghi sổ Giá trị còn lại theo đánh giá lại Chênh lệch
Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Tăng Giảm
A B C D 1 2 3 4 5 6
Cộng X X

Ghi chú: Cột 4 “Giá trị còn lại theo đánh giá lại”. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì Cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3.

Kết luận:………………………………………………………………

…………………………………………………………………………..

Ủy viên/người lập
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, họ tên)

Hướng dẫn lập Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

  • Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.
  • Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.
  • Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.
  • Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em muốn anh cùng về nhà

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biên bản đánh giá lại tài sản cố định Mẫu 04-TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *