Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 19/2018/TT-NHNN Hướng dẫn quản lý ngoại hối với hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 28/08/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/10/2018. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Thông tư tại đây.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 19/2018/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018

THÔNG TƯ 19/2018/TT-NHNN

HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động thương mại biên giới;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thực hiện Hiệp định thương mại biên giới ký ngày 12 tháng 9 năm 2016 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp định thanh toán và hợp tác ký ngày 26 tháng 5 năm 1993, sửa đổi ngày 16 tháng 10 năm 2003 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

1. Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, bao gồm:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Tap Dragon: Little Knight Luna và cách nhập

a) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân;

b) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới;

c) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;

d) Các hoạt động ngoại hối khác quy định tại Chương IV Thông tư này.

2. Việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam (VND) tiền mặt và Nhân dân tệ (CNY) tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về mang ngoại tệ tiền mặt, VND tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân Việt Nam, thương nhân Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

2. Cư dân biên giới Việt Nam, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép).

4. Chi nhánh của ngân hàng được phép đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc (sau đây gọi là chi nhánh ngân hàng biên giới).

5. Tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Chương II

THANH TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC CỦA THƯƠNG NHÂN

Điều 3. Đồng tiền thanh toán

Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc của thương nhân là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY.

Điều 4. Phương thức thanh toán

1. Thanh toán qua ngân hàng, bao gồm:

a) Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối;

b) Thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới;

c) Thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới.

Tham khảo thêm:   Tin học 9 Bài 1: Xác thực dữ liệu nhập vào bảng tính Tin học lớp 9 Cánh diều trang 35, 36, 37

2. Thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt.

3. Thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại Khoản 1 Điều này).

Điều 5. Thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt

1. Thương nhân Việt Nam được thu VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại biên giới và nộp vào tài Khoản thanh toán mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới.

2. Nguyên tắc nộp tiền mặt vào tài Khoản:

a) Nguồn thu tiền mặt từ mỗi hợp đồng xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được nộp vào 01 (một) tài Khoản thanh toán (bằng VND hoặc CNY) mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới;

b) Thương nhân Việt Nam khi nộp tiền mặt vào tài Khoản có trách nhiệm xuất trình chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới, bao gồm:

(i) Bản chính hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hoặc bảng kê bán hàng;

(ii) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã được xác nhận trên hệ thống hàng đã qua khu vực giám sát hải quan in ra từ hệ thống thông quan tự động. Trường hợp hàng hóa của thương nhân Việt Nam được xuất khẩu thông qua cư dân biên giới thì nộp tờ khai xuất khẩu hàng hóa cư dân biên giới đã được Chi cục hải quan cửa khẩu xác nhận;

(iii) Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào Việt Nam trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh (đối với trường hợp nộp CNY tiền mặt).

3. Trên cơ sở kiểm tra các chứng từ quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này, chi nhánh ngân hàng biên giới đóng dấu xác nhận số tiền thương nhân Việt Nam đã nộp vào tài Khoản trên bản chính hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hoặc bảng kê bán hàng.

Điều 6. Sử dụng tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới của thương nhân Việt Nam

Thương nhân Việt Nam có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc được sử dụng tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:

Tham khảo thêm:   GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục công dân lớp 6 trang 41 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Thu:

a) Thu CNY chuyển Khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc;

b) Thu nộp CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Việt Nam – Trung Quốc theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

c) Thu CNY chuyển Khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;

d) Thu CNY chuyển Khoản từ tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;

đ) Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài Khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài Khoản và Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài Khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh;

e) Thu từ việc mua CNY chuyển Khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.

2. Chi:

a) Chi CNY chuyển Khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc;

b) Chi CNY chuyển Khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;

c) Chi CNY chuyển Khoản sang tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;

d) Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;

đ) Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.

………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 19/2018/TT-NHNN Hướng dẫn quản lý ngoại hối với hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *