Bạn đang xem bài viết ✅ Bài dự thi tìm hiểu công tác dân vận của hệ thống chính trị Bài dự thi dân vận ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Mẫu bài dự thi tìm hiểu công tác dân vận của hệ thống chính trị được chúng tôi tổng hợp chi tiết chính xác và đăng tải ngay sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản, có tính chiến lược, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, là mối quan hệ gắn bó máu thịt của Đảng với nhân dân.

Trong điều kiện hiện nay, nhất là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế từng bước vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải đổi mới phương thức lãnh đạo công tác dân vận, mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Họ và tên: …………………..Ngày sinh: ………………

Ngày vào đảng: ……………; Ngày chính thức: ……

Chức vụ: ………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………

Câu 1: Anh/ chị hãy nêu ngững nội dung cơ bản về công tác dân vận trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV và các chỉ thị, Nghị quyết có liên quan: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 6/3/2013 của ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XI) về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Quyết định số 290-QĐ/TW của bộ chính trị về ban hành quy chế công tác dân vậncủa hệ thống chính trị và Quyết định số 1890-QĐ/TW ngày 1/9/2010c ủa Ban thường vụ tỉnh ủy về ban hành quy chế cônh tác dân vận của hệ thống chính trị: Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/05/2016 của Thủ Tướng chính phủ về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”.

Trả lời:

Theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thì một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay là “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”. Theo đó, nghị quyết đưa ra mục tiêu rất rõ của công tác dân vận: “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội XII xác định giải pháp đầu tiên mà cấp ủy các cấp cần tập trung thực hiện là tổ chức tốt việc học tập, quán triệt nội dung công tác dân vận của Đảng. Tổ chức học tập, quán triệt tốt nghị quyết của Đảng không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, mà còn là cơ sở để xây dựng và ban hành chương trình hành động thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận.

Nội dung cốt lõi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận là quán triệt quan điểm “Dân là gốc”, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, về tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đặc biệt trong các nhiệm vụ, năng cao chất lượng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tạo sự đoàn kết thống nhất cao trong cơ quan, đơn vị. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan dân vận, đội ngũ cán bộ dân vận các cấp.

Trên cơ sở các nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và tình hình thực tế của từng đảng bộ, để các cấp, các ngành, các đơn vị xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết cho địa phương, tổ chức mình một cách phù hợp, hiệu quả. Chương trình hành động phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi nhất để tổ chức đưa nghị quyết vào cuộc sống, trong đó quan tâm các nguồn lực (bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực) để có cơ sở, điều kiện thực hiện.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Lạng Giang – Bắc Giang Đề thi thử môn Toán THPT quốc gia 2018

Cùng với đó, từng cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó, một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, để mỗi đảng viên đều nêu gương cho quần chúng noi theo. Cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng chính là thông qua việc ban hành các quy chế, quy định, quy trình phù hợp. Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.

Thực hiện công tác dân vận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng chính là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo đó, để nắm được những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân thì từng cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, các đại biểu dân cử phải thường xuyên sâu sát cơ sở, sâu sát nhân dân, lắng nghe ý kiến góp ý, phản ảnh của các tầng lớp nhân dân như công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, sinh viên… Trên cơ sở trực tiếp gặp nhân dân, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các buổi tiếp dân mà tập hợp những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân để phản ảnh cho cấp ủy, các cơ quan chức năng của nhà nước giải quyết kịp thời. Các cấp ủy đảng, các cơ quan quản lý nhà nước cần lập đường dây nóng, hộp thư điện tử để người dân phản ảnh, kiến nghị nhanh nhất, đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động thuận lợi phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri, của cơ sở. Cấp ủy, chính quyền phải tổ chức đối thoại trực tiếp với dân, nhất là những nơi còn tồn tại các vấn đề bức xúc có thể trở thành “điểm nóng”. Chỉ đạo tốt công tác tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Tùy tình hình và mức độ khác nhau ở từng địa phương, nhưng những vấn đề mà đông đảo nhân dân quan tâm, bức xúc lâu nay như việc làm, đền bù, giải phóng mặt bằng đất đai, tham nhũng, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, ma túy… cần được cấp ủy, cơ quan nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả.

Lãnh đạo, chỉ đạo Nhà nước kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trước hết, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” nhất là nội dung “nhân dân làm chủ” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực tiễn chứng minh, nghị quyết của Đảng chỉ có thể đi vào cuộc sống khi được nhà nước thể chế hóa thành chính sách, pháp luật, thành kế hoạch, thành các chương trình, đề án và có nguồn lực cụ thể để các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện. Thời gian qua, mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã rất tích cực xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, nhưng thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần được tập trung giải quyết. Bởi vậy, để phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách, luật pháp hoặc bổ sung, sửa đổi những vấn đề bất hợp lý trong các văn bản pháp luật đã ban hành.

Tham khảo thêm:   Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH Thực hiện chương trình theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh

Tiếp tục lãnh đạo, tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ-pháp quyền, quy định rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đẩy nhanh việc áp dụng Chính phủ điện tử…

Cùng với những vấn đề nêu trên, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận. Nhận thức đúng vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận để có cơ chế, chính sách thu hút người có năng lực, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác dân vận; chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; khắc phục tình trạng đưa cán bộ phẩm chất, năng lực yếu và không có uy tín về làm công tác dân vận…

Thực hiện hiệu quả chủ trương, giải pháp về công tác dân vận theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng không chỉ góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, mà còn là giải pháp xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Câu 2: Từ thực tiễn công tác của mình đồng chí hãy đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay?

Trả lời:

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận:

Dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác Dân vận không chỉ là vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là phương thức thu hút nhân dân vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đó. Trong những hoạt động này vấn đề cốt lõi là phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Bên cạnh số đông cán bộ đảng viên vẫn giữ được phẩm chất cách mạng và gắn bó với nhân dân, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, nạn tham ô, hối lộ vẫn còn xảy ra. Không ít đoàn thể cũng bị quan liêu hoá, hành chính hoá, không chịu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm giảm sự gắn bó của nhân dân với Đảng và Nhà nước… những hiện tượng đó là tiếng chuông cảnh báo để chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác dân vận. Để nâng cao hiệu quả của công tác dân vận bên cạnh việc hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức tiến hành dân vận

Có bay giải pháp để nâng cao chât lượng công tác dân vận:

Một là, tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp về xây dựng Đảng và quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về CTDV. Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để giành thắng lợi trong mỗi giai đoạn của cách mạng; đồng thời, cũng là mục tiêu hướng tới của CTDV. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, thực hiện nghiêm túc các nội dung, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết, thống nhất, gắn bó với nhân dân, cơ sở, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ thiết thực góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, các cấp ủy cần tiếp tục tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và Nhà nước về CTDV, như: Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với CTDV trong tình hình mới, Quyết định 290 của Bộ Chính trị về Quy chế CTDV của hệ thống chính trị, Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường CTDV, Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động. Trên cơ sở đó, từng địa phương, ngành, lĩnh vực có nghị quyết, kế hoạch, chương trình CTDV phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ; đề ra mục tiêu, yêu cầu đạt được, sao cho vừa đáp ứng sự phát triển của tình hình, vừa tạo sự đồng bộ trong triển khai thực hiện.

Tham khảo thêm:   Quyết định 828/QĐ-BHXH Quản lý chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hai là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp đối với CTDV. Trong đó, lấy chi bộ làm trọng tâm để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, sâu sát đến từng địa bàn, cơ sở; thấy được những thuận lợi, khó khăn cùng tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của người dân để có giải pháp lãnh đạo phù hợp, tính khả thi cao. Đồng thời, phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo CTDV; coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội đưa nội dung CTDV vào chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng, quý, năm; chỉ đạo các đoàn thể tổ chức phong trào thi đua yêu nước và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích về CTDV. Các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, đền bù, thu hồi đất đai, tệ nạn xã hội,… theo nguyên tắc: mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Ba là, tăng cường đổi mới CTDV của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng về CTDV thành văn bản pháp luật để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện. Các cấp chính quyền phải thường xuyên lắng nghe những đề xuất, kiến nghị từ các đoàn thể về xây dựng nội dung và phương thức hoạt động của CTDV trong tình hình mới; đẩy mạnh thực hiện Quy chế phối hợp trong tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; tích cực tham gia quản lý việc thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, v.v. Đổi mới nội dung, hình thức tiếp xúc cử tri, lắng nghe các ý kiến của nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; gắn CTDV với thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở để khơi dậy và động viên tinh thần, trí tuệ, vật chất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân hiểu và giám sát hoạt động của chính quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước. Xây dựng và thực hiện phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Các cơ quan nhà nước, nhất là những ngành, đơn vị có quan hệ trực tiếp với nhân dân cần công khai các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân biết và giám sát, kiểm tra việc thực hiện; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu tố của dân; làm tốt công tác thanh tra nhân dân và hòa giải ở cơ sở; chủ động nắm tình hình, giải quyết có hiệu quả những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân.

…………

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết bài dự thi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài dự thi tìm hiểu công tác dân vận của hệ thống chính trị Bài dự thi dân vận của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *