Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 30/2018/TT-NHNN Hướng dẫn xác định vốn nhà nước tại ngân hàng cổ phần hoá ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 12/12/2018, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 30/2018/TT-NHNN hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2019.

Theo đó, Hướng dẫn trên áp dụng đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là TCTD, gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Công ty TNHH MTV do doanh nghiệp Nhà

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 30/2018/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ 30/2018/TT-NHNN

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VỐN NHÀ NƯỚC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Tham khảo thêm:   Công văn 9005/BKHĐT-TH Về việc hướng dẫn chi và điều chuyển vốn Ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2012

Thông tư này hướng dẫn việc xác định vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP).

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng, bao gồm:

(i) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là tổ chức tín dụng;

(ii) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là tổ chức tín dụng;

b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng quy định tại điểm a khoản này.

Điều 2. Vốn nhà nước

1. Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng được xác định bao gồm số dư các tài khoản sau đây:

STT Tên khoản mục Shiệu tài khoản
1 Vốn điều lệ 601
2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định 602
3 Vốn khác 609
4 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 611

5

Quỹ đầu tư phát triển

612

6

Quỹ dự phòng tài chính

613

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 10 Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10

2. Số hiệu các tài khoản quy định tại khoản 1 Điều này được lấy theo Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 1146/2004/QĐ-NHNN ngày 10/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng; Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Mẫu đăng ký tuyển dụng

3. Số dư tài khoản Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng (nếu có) được xác định là vốn nhà nước và thực hiện xử lý theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2019.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Như khoản 2 Điều 3;

– Ban lãnh đạo NHNN;
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
– Bộ Tài chính;
– Công báo;
– Lưu: VP, PC, TCKT5 (5 bản).

THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 30/2018/TT-NHNN Hướng dẫn xác định vốn nhà nước tại ngân hàng cổ phần hoá của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *