Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 15/2019/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 01/02/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp.Nghị định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 20/03/2019.

Theo đó, thủ tục đăng ký hoạt động và thời hạn hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

  • Thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thưc hiện theo quy định tại Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
  • Thời hạn hoạt động: Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập. Trường hợp cơ sở cần có thời gian hoạt động dài hơn thì phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 15/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH 15/2019/NĐ-CP

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

a) Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp;

b) Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;

d) Điều kiện thành lập, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập, công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

e) Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với các hình thức hợp tác quốc tế khác quy định tại Điều 47 của Luật giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài hoặc thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và văn bản sửa đổi có liên quan.

4. Nghị định này không áp dụng đối với:

a) Việc quản lý nhà nước đối với các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm;

b) Việc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm có vốn đầu tư nước ngoài; cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

2. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức chính trị – xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).

4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định này.

Chương II

THẨM QUYỀN VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Điều 4. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực hiện nhiệm vụ sau đây:

1. Xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Quản lý Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và trình độ giáo dục nghề nghiệp của các khung trình độ quốc gia khác.

Tham khảo thêm:   Nghị định 78/2018/NĐ-CP Hướng dẫn mới Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

3. Quy định hệ thống biểu mẫu tối thiểu trong đào tạo; mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp ở các cấp trình độ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp.

4. Quy định về đào tạo thường xuyên; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định việc đưa học sinh, sinh viên Việt Nam đi đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài và tiếp nhận người nước ngoài vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.

5. Quy định chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chí đánh giá người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp và tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên; quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, giáo dục thể chất, y tế học đường, hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo vệ môi trường và công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy định về lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ban hành quy chế quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn về chính sách học bổng, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

7. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đình chỉ hoạt động kiểm định; trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; đánh giá cấp thẻ, quản lý và cấp, thu hồi thẻ kiểm định viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thiết lập cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp và xây dựng, vận hành khung bảo đảm chất lượng nghề nghiệp quốc gia. Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trực tuyến và đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

8. Phối hợp với bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

9. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.

10. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

11. Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

12. Hướng dẫn việc tổ chức hội giảng, hội thi các cấp; tổ chức hội giảng, hội thi cấp quốc gia và tham gia hội thi tay nghề khu vực và thế giới.

13. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện nhiệm vụ sau đây:

1. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; tổ chức xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật, danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của từng trình độ đào tạo đối với các ngành, nghề chuyên môn đặc thù.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý đối với các ngành, nghề chuyên môn đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành theo quy định.

Điều 6. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện nhiệm sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc.

2. Chỉ đạo tổ chức đào tạo các ngành, nghề chất lượng cao. Tổ chức xây dựng, phê duyệt định mức kinh tế – kỹ thuật; định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng đối với các ngành, nghề do địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 7: Tự hào về truyền thống trường em Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Quản lý hoặc phân cấp quản lý trường cao đẳng, trường trung cấp trực thuộc và quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

4. Quản lý, kiểm tra việc thực hiện chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo và chức danh lãnh đạo quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

7. Chỉ đạo triển khai hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

8. Tổ chức công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp và hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

9. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

11. Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 8. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định này.

Chương III

ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ, ĐỔI TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI; CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Mục 1: ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 9. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

2. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

4. Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

5. Chương trình đào tạo:

a) Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;

c) Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

6. Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.

Điều 10. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật

Trường hợp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Điều 11. Điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

1. Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.

2. Có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút bi 2 Dàn ý & 33 bài Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8

3. Mức đầu tư ít nhất phải đạt 25% các mức quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

Điều 12. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư);

c) Đề án thành lập theo Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

2. Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn trở lên hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ cần bổ sung gồm có:

a) Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá về tài sản là vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh;

c) Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên liên doanh cam kết góp vốn thành lập.

3. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Đề án thành lập theo Mẫu 1B ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản sao các giấy tờ pháp lý chứng minh cơ sở vật chất và năng lực tài chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định này.

Điều 13. Thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 14. Thủ tục cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Trình tự

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trường trung cấp;

b) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

d) Việc thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định;

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập đã được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 Nghị định này quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thời hạn gửi quyết định cho phép thành lập

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

…………………

Quý khách vui lòng xem nội dung tại file đính kèm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 15/2019/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *