Ngày 26/3, Công đoàn (CĐ) Dệt may Việt Nam triển khai cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Dệt may Việt Nam. Thời gian đăng ký từ ngày ra thông báo đến ngày 22/4.
Đối tượng dự thi là cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc CĐ Dệt may Việt Nam. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào truyền thống ngành Dệt may Việt Nam như: Ngày truyền thống ngành Dệt may Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là ngày nào. Sau đây Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Đáp án cuộc thi tìm hiểu về truyền thống ngành dệt may Việt Nam để các bạn cùng tham khảo.
Đáp án cuộc thi tìm hiểu về truyền thống ngành dệt may Việt Nam
Họ và tên người dự thi …………………
Bộ phận, Đơn vị công tác ……………….
Ngày tháng năm sinh ……………………
Số điện thoại liên lạc ……………………
PHẦN NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM (10 điểm)
Câu hỏi 1: Ngày truyền thống Ngành Dệt May Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là ngày nào?
1. 29/4
2. 25/3
3. 14/9
4. 12/12
Câu hỏi 2: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào vinh dự được đón Bác Hồ về thăm?
1. Dệt Nam Định
2. May 10
3. Dệt 8-3
4. Dệt Đông Xuân
Cả 4 đáp án trên
Câu hỏi 3: “Dệt nên những ước mơ, dệt nên những mùa xuân diệu kỳ. Nào tay trong tay ta đi lên bạn hỡi” là câu hát trong bài hát nào? *
1. Bài ca may áo
2. Khúc ca tự hào Dệt May Việt Nam
3. Dệt nên những ước mơ
4. Dệt chặng đường xuân
Câu hỏi 4: Khúc ca tự hào Dệt May Việt Nam là do nhạc sỹ nào sáng tác?
1. Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân
2. Nhạc sỹ An Thuyên
3. Nhạc sỹ Hoàng Vân
4. Nhạc sỹ Duy Quang
Câu hỏi 5: Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam được đặt tại thành phố nào?
1. Nam Định
2. Hà Nội
3. Huế
4. TP.HCM
Câu hỏi 6: Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập ngày nào?
1. 30/4/1995
2. 29/4/1995
3. 1/5/1995
4. 29/4/1996
Câu hỏi 7: Công đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập ngày nào?
1. 25/3/1996
2. 29/4/1995
3. 14/9/1995
4. 14/9/1996
Câu hỏi 8: Tính đến nay Ngành Dệt May Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được phong tặng Anh hùng Lao động?
1. 18
2. 20
3. 22
4. 24
Câu hỏi 9: Năm 2018, Công đoàn Dệt May Việt Nam có bao nhiêu đơn vị được lọt vào Bảng xếp hạng Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động
1. 4
2. 5
3. 6
4. 7
Câu hỏi 10: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2018 đứng thứ bao nhiêu thế giới?
1. 3
2. 4
3. 5
4. 6
PHẦN NỘI DUNG TỰ LUẬN (10 điểm)
Đề bài: Hãy viết cảm nhận hoặc một kỉ niệm đáng nhớ của anh/chị gắn với công việc, đơn vị hoặc với ngành dệt may Việt Nam nói chung.
– Độ dài không quá 2.000 từ, có thể viết dưới hình thức thơ, văn, truyện ngắn. Khuyến khích có hình ảnh minh họa, ảnh xin gửi về email: [email protected]
– Cá nhân tự chịu trách nhiệm về quyền tác giả đối với bài dự thi. Các bài thi giống nhau trên 60% đều bị coi là không hợp lệ.
Gợi ý trả lời:
TÌNH ANH THỢ MAY
Em dỗi hờn: – anh chỉ gã thợ may
Sớm tối khom lưng theo từng mũi chỉ
Khi ngoài kia đời chen nhau mộng mị
Anh ở nơi này nắn nót những đường ly
Em dỗi hờn, em muốn bước ra đi
Bởi yêu anh đâu có gì lãng mạng
Và tương lai – như hoàng hôn bảng lảng
Đêm tối dần ( dẫu sau đó bình minh)!
Em dỗi hờn anh chỉ biết lặng thinh
Đành chấp nhận nếu chúng mình dang dở
Nhưng xin em đừng thêm lần nức nở
Duyên tình nghèo tủi phận gã thợ may
Yêu em nhiều, anh thật nhẹ đôi tay
Giữ mảnh vải như giữ tình chung thủy
Anh thấy em trong đường kim mũi chỉ
Hai đứa mình như thân trước thân sau
Em ơi em dẫu cuộc đời bể dâu
Người ta đến rồi đi trong lặng lẽ
Anh ở đây đặt khuy, kẻ ve bẻ
May một đường tình thành nỗi nhớ em yêu
Đời thợ may niềm vui cũng rất nhiều
Đặt cơi ngực tìm trái tim ở đó
Đường thẳng, cong, zíc zắc rồi đột nhỏ
Như một nhạc công trầm bổng những phím đàn
Anh đặt thước tìm vị trí dọc ngang
Rồi cân đối với eo, mông, vai, ngực
Như họa sỹ theo trường phái tả thực
Phấn vẽ định hình ra áo một sớm mai
Lỡ chúng mình duyên hai đứa chia hai
Anh vẫn sẽ đời thợ may khờ dại
Và anh sẽ chờ em ngày trở lại
Như cung đường nối tiếp một cầu vai!
TÌNH YÊU CÔ THỢ MAY
Em là cô thợ may
Tháng ngày bên cây kim, sợi chỉ…
Đôi bàn tay bền bỉ
Nối liền những mảnh cắt tròn, vuông …
Những mảnh cắt ngỡ rất bình thường
Qua bàn tay khéo léo, qua đôi chân rất dẻo
Tiếng máy ròn reo hát thiết tha.
Tháng tháng, ngày ngày những sản phẩm may ra
Đi khắp thị trường đây đó
Chiếc áo mùa đông che từng cơn gió
Hơi ấm nồng nàn anh có biết không?
Chiếc áo mùa hè có nắng gió mênh mông
Mang hơi thở dòng sông, con suối
Ngọn nguồn của tình yêu không tuổi
Vẫn vỗ về trong tiếng máy reo ca.
Em nhớ mãi về nơi đây-Trường May
BỐ TÔI LÀ THỢ MAY
Bố tôi là con út, cũng là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em. Nghe kể lúc nhỏ bố cũng được chiều. Bố học thuộc hàng khá nhưng học hết lớp 10 thì nghỉ và không lâu sau thì lấy mẹ theo mối mai vì là con trai duy nhất, phải lấy vợ sớm còn sinh con nối dõi.
Tôi nhớ, trước khi trở thành thợ may bố cũng từng theo các Xưởng vàng này đây mai đó, đãi bạc các bãi vàng vùng Tây Bắc… nhưng công việc ấy xa vợ xa con lại nhiều nguy hiểm nên bố dắt lưng vốn trở về nhà tìm sinh nhai khác.
Rồi bố đi học may. Những chiếc áo đầu tiên bố may dành con con cái, nhà tôi ba chị em, tôi là con gái út, điệu đà nhất nên được bố may cho đủ kiểu váy áo. Rồi bố sắm một gánh vải ngày ngày lọc cọc trên chiếc xe đạp Mifa chạy chợ may đồ.
Cứ thế, hơn 20 năm qua bố chạy chợ, từ Mifa đến Simson rồi chuyển sang chiếc Dream. Chiếc máy may từ thời Con bướm Liên Xô tới máy may công nghiệp vẫn lạch cạch hàng ngày… Với tôi, âm thanh phát ra từ chiếc máy khâu của bố chính là âm thanh của tuổi thơ, của những đêm thức trắng học bài. Bố biết tôi còn học và thức cùng tôi bên bàn máy, cứ lạch cạch, lạch cạch như thế!
Không biết có phải vì bố làm may mà trong gia đình tôi, dù ở giữa xóm núi nghèo nàn và vẫn nguyên lạc hậu, dù bố là con trai độc đinh của một gia đình có cụ và ông đều là những nhà nho… thì vẫn chẳng hề có bất cứ một khuôn thước nào cho đàn ông đàn bà. Vì bố chuyên tâm lo chạy chợ nên mọi việc đồng áng một tay mẹ tôi làm tất, cả những việc mà những nhà khác theo quan sát của tôi đàn ông sẽ là người làm như cày bừa gánh nặng, mẹ cũng làm luôn. Đổi lại, bố là người chợ búa, cơm nước cho cả gia đình. Đương nhiên, bố kiêm luôn cả chuyện mặc cho 3 chị em tôi và mẹ.
Bố khéo tay, may đồ đẹp, nấu ăn ngon, lại rất sạch sẽ, có bố ở nhà, lúc nào cũng tinh tươm. Có lẽ vì bố khéo mà phụ nữ trong nhà, là mẹ, là tôi và chị gái tôi chẳng ai giỏi may vá thêu thùa… từ cái áo sứt chỉ, chiếc khuy bị đứt đến mấy bài tập thủ công thùa khuyết thêu hoa, có bố làm cho tất.
Nhiều lúc tôi cảm giác như bố mẹ đang đổi vai cho nhau vậy, mà hàng xóm nhiều người cũng nói ra nói vào, rằng nhà ấy kỳ cục, ai lại chồng chạy chợ may vá, vợ thì tối ngày cày bừa. Sau này tôi mới hiểu, mẹ vốn là người vô tư không thích tính toán tỉ mẩn, chỉ thích vui vẻ với đồng áng, vật nuôi, nên dù nhiều lần bố đề nghị mẹ đi chợ để bố đỡ việc đồng, mẹ nhất quyết không chịu, và bố thì tôn trọng mẹ.
Và cứ vậy, bố lo chạy chợ may vá, mẹ lo đồng áng, hơn 30 năm bố mẹ sống cùng nhau nuôi lớn 3 đứa con học xong đại học và lập gia đình. Khi còn nhỏ, tôi có cô bạn cùng tuổi, bố là lính đặc công, bạn được bố dạy cho vài thế võ, rất hay thể hiện vài đường trước mặt đám trẻ con tụi tôi rồi dương dương tự đắc: Bố tao là đặc công! Những lúc ấy, tôi cũng từng ước, ước gì bố là bộ đội, là đặc công hay là một ông nào đấy thật oách để tôi có cái khoe cùng đám bạn.
Nhưng cũng có những lúc tôi có cái để mà khoe bố, ấy là khi tôi có áo mới, váy đẹp, lũ bạn lại phải trầm trồ ghen tị vì tôi có bố là thợ may nên tha hồ ăn diện. Nói thì nói vậy, chứ con thợ may như chúng tôi thì chính xác là vận đồ chắp vải, may sau cả làng.
Bố là người siêu tiết kiệm nên cứ vải gạn vải thừa của khách may đồ cho con là chuyện thường. Lâu lâu, để thử nghiệm một kiểu dáng mới, bố lại lôi tụi tôi ra làm mẫu, có những món đồ mặc lên rất thích vì đẹp, vì mốt… nhưng cũng không ít lần bố làm tôi khóc thét vì đồ … chất quá, chẳng ăn nhập gì với một đứa trẻ quê. Còn giờ đây, tôi thực sự tự hào vì được là con của bố tôi – con của một ông thợ may.
Nếu hỏi thế nào là người đàn ông chất? Thì Bố tôi chính là người đàn ông chất ấy. Đó không hẳn là sự ưu ái của một cô con gái dành cho bố, đó là sự nể phục dành cho một người đàn ông gạt bỏ mọi định kiến đến sống trọn vẹn cho yêu thương. Bố vẫn kiếm tiền lo cho gia đình, vẫn làm tròn trách nhiệm của một người con trai, gánh vác mọi việc đại sự của dòng họ đâu ra đó. Bố không hút thuốc lá, chưa từng say rượu.
Bố là người kiệm lời nhưng đã nói là làm. Và chính 3 chị em chúng tôi, hai gái một trai, từ nhỏ chúng tôi luôn được đối xử công bằng, chưa bao giờ chúng tôi bị phân biệt con trai con gái, cũng chưa từng bị áp lực phải trở thành thế này thế nọ.
Và chúng tôi, cứ nhìn cách bố mẹ sống mà trưởng thành.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi tìm hiểu về truyền thống ngành dệt may Việt Nam Bài dự thi tìm hiểu truyền thống ngành dệt may Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.