Bạn đang xem bài viết ✅ Chiến thuật ôn thi môn Văn THPT quốc gia 2018 – Phần nghị luận văn học Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Văn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận văn học là một thể loại thường gặp trong các đề thi THPT quốc gia, thi Đại học và Cao đẳng. Dưới đây là cách làm các dạng đề nghị luận văn học thường gặp đã được Download.com.vn sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến các bạn thí sinh đang ôn thi THPT quốc gia 2018. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

11 đề tham khảo môn Văn chốt thi THPT quốc gia 2018

Lưu ý quan trọng để đạt điểm số cao môn Văn thi THPT quốc gia 2018

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2018 cấp tốc môn Văn

Hướng dẫn làm các dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

Thống kê các dạng đề nghị luận văn học, dàn ý của từng kiểu bài.

1. Dạng đề Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

2. Dạng đề phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi

3. Dạng đề nghị luận về tình huống truyện

4. Dạng đề phân tích/ cảm nhận nhân vật trong tác phẩm…

5. Dạng đề so sánh, đối chiếu: hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…

6. Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học.

7. Dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học.

8. Dạng đề tích hợp nghị luận xã hội : Phân tích, cảm nhận về tác phẩm, sau đó liên hệ thực thế. Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Dàn ý của từng kiểu bài:

1. Cách làm dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

Có các kiểu ra đề như:

1/ Phân tích toàn bộ bài thơ.

2/ Phân tích một đoạn thơ.

3/ Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ.

4/ Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ.

5/ So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.

6/ Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

  • Dàn ý chung cho dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần phân tích chép nguyên văn đoạn thơ trong đề bài, nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm, rồi chép câu cuối).

– Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ (nếu đề bài yêu cầu nghị luận về ý kiến)

– Giới thiệu vấn đề nghị luận.

– Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì mở bài phải giới thiệu cả hai tác giả và hai bài thơ.
Phần mở bài chỉ cần nêu ngắn gọn nét chính về tác giả tác phẩm (vài dòng)

Thân bài:

– Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ

– Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu

* Phân tích cụ thể:

Có thể bổ ngang: phân tích từng khổ, từng dòng, nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực – Luận – Kết. Riêng đối với thơ tứ tuyệt (ví dụ một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù), cách thức thông thường là chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).

Có thể bổ dọc bài thơ: Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.

Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu . Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất, nhằm giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng, ý nghĩa của từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ.

Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độ sao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài. Phân tích phải đi kèm với đánh giá và bình luận, tránh diễn nôm bài thơ.Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn, câu chuyển đoạn linh hoạt.

Kết bài:

Tham khảo thêm:   Các dạng toán trắc nghiệm góc lượng giác và công thức lượng giác Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 10

Đánh giá khái quát về bài thơ, đóng góp riêng của tác giả

Những đoạn thơ trọng tâm trong chương trình thi THPT Quốc Gia

  • Tây Tiến – Quang Dũng: Đoạn 1-2-3
  • Việt Bắc – Tố Hữu:

– 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

– Đoạn: Nhớ gì như nhớ người yêu…

– Chày đêm nện cối đều đều suối xa

– Đoạn Bức tranh tứ bình: Ta về mình có nhớ ta…. Thuỷ chung

– Đoạn Việt Bắc trong kháng chiến: Những đường Việt Bắc của ta…Đèo De núi Hồng

  • Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Bài này dài, các em cần chú ý những đoạn tiêu biểu sau:
– Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi….Đất nước có từ ngày đó
– Đất là nơi anh đến trường…Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
– Trong anh và em hôm nay…làm nên đất nước muôn đời
– Em ơi em hãy nhìn rất xa….đất nước của ca dao thần thoại

  • Sóng – Xuân Quỳnh: Bài này khổ nào cũng quan trọng, có thể phân tích từng khổ, hoặc phân tích cả bài để chứng minh nhận định.
  • Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo: Cả bài, chú ý hình tượng nhân vật Lor- ca

Ví dụ minh họa: Phân tích bức tranh tứ bình – Việt Bắc

Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Các ý chính cần đạt:

– Hai dòng thơ đầu là lời khẳng định vể nỗi nhớ thương da diết và tình cảm thủy chung của người ra đi dành cho quê hương Việt Bắc. Nỗi nhớ đã làm sống dậy trong tâm tưởng hình ảnh thiên nhiên, con người nơi chiến khu cách mạng.

– Thiên nhiên Việt Bắc đẹp trong sự đan cài với vẻ đẹp của con người “hoa” cùng “người”: Đoạn thơ có bốn cặp câu lục bát: câu 6 miêu tả thiên nhiên, câu 8 miêu tả con người.

– Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong vẻ đẹp bốn mùa:

+ Mùa đông trên nền xanh bạt ngàn cây lá bỗng bất ngờ hiện lên sắc màu đỏ tươi của hoa chuối. Màu đỏ ấy làm ấm cả không gian

+ Mùa xuân với sắc trắng của hoa mơ- loài hoa đặc trưng của Việt Bắc, 1 màu trắng miên man, tinh khiết, đẹp đến nao lòng.

+ Mùa hè, với tiếng ve kêu vang ngân và sắc vàng của rừng phách.

+ Mùa thu với ánh trăng chan hòa trên mặt đất, đem lại không khí bình yên.

– Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm của bức tranh tứ bình, tạo nên sức sống của thiên nhiên cảnh vật. Những con người Việt Bắc hiện về trong nỗi nhớ thật thân quen, bình dị, thầm lặng trong những công việc của đời thường:

+ Mùa đông trở nên ấm áp với “ánh nắng dao giài thắt lưng”.

+ Bức tranh mùa xuân hòa cùng với dáng vẻ cần mẫn chút chăm của “người đan nón”

+ Bức tranh màu hè hoá dịu dàng với hình ảnh cô em gái hái măng một mình

+ Mùa thu là tiếng hát nghĩa tình thủy chung của con người cất lên giữa đêm trăng.

Đoạn thơ mang nét đẹp cổ điển mà hiện đại

+ Vẻ đẹp cổ điển: Bức tranh tứ bình hiện lên qua những nét gợi tả

+ Vẻ đẹp hiện đại: Hình ảnh con người đã trở thành tâm điểm, tạo nên vẻ đẹp, sức sống của bức tranh.

Bài làm:

“Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất của Tố Hữu. Tập thơ này chủ yếu viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một bức tranh trữ tình mà hoành tráng, bao quát cả một diện lớn vé thời gian suốt 15 năm “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, trên một không gian là toàn bộ Việt Bắc, kéo tràn sang Tây Bắc. Bút cảa Tố Hữu ở bài thơ này tỏ ra rất dồi dào. “Việt Bắc” là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đểu tay. Nhưng có những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng. Nói đến Tố Hữu là nói đến một tiếng thơ trữ tình – chính trị. Suốt cả đời mình, Tố Hữu đã viết về lý tưởng lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn của người cách mạng. Người ta vẫn nói ở Tố Hữu có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển, dân gian và yếu tố cách mạng hiện đại. Có lẽ vì thế mà thơ Tố Hữu có khả năng thấm sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân. Cho đến nay, Tố Hữu đã cho xuất bản 6 tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa’, và gần đây nhất là “Một tiếng đờn’. Những tập thơ ấy đều gắn liền, tương ứng với những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam. Có lẽ vì thế mà có người đã gọi thơ Tố Hữu là cuốn “biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam”. Nghĩa là là cho đến nay, Tố Hữu đã hoàn chỉnh một phong cách thơ của mình, một cuộc đời thơ của mình.

Tham khảo thêm:   Cách nhập giftcode Thánh Chiến 3D

Đoạn thơ trên là một trong những đoạn tiêu biểu của bài VB. Tất cả chỉ có 10 câu, tập trung nói đến một chủ đề nhưng nó đã đạt đến sự toàn bích. Đoạn thơ này cđ thể chia làm hai phần: phần đầu gồm hai câu. Nó như lời mở đầu đưa đẩy trong các cuộc hát giao duyên. Trong đó người con trai (người về xuôi) vừa ướm hỏi lòng người ở lại, vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình. Phần sau gồm 8 câu chia thành 4 cặp lục bát. ở mỗi cặp, cứ câu lục tả hoa thì câu bát tả người. Nó là một bức tranh tứ bình diễn tả hoa và người Việt Bắc trong bốn mùa bằng những nét đặc trưng nhất của miền đất này. Có thể nói, cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc tuy được mô tả rải rác trong cả bài thơ nhưng dường như nó được kết tinh vào đoạn này một cách hàm súc, cô đúc nhất.

Chúng ta biết bài thơ được viết theo hình thức hát đối đáp của dân gian. Hai câu thơ đầu, về chức năng đối đáp, là hai
câu đưa đẩy để nối liền các mảng đề tài trong một cuộc hát. Đó là người con trai ướm hỏi người con gái:

Ta về mình có nhớ ta

Lời hỏi vẫn có cái giọng tình tứ, với cách xưng hô ta mình – mình ta. Nhưng quan trọng hơn vẫn là ở sự cao nhã trong tình cảm. Ta về chẳng biết mình có nhớ ta không, nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ nhớ mình. Mà nỗi nhớ mới duyên dáng và tế nhị làm sao:

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Như vậy là người ra đi khẳng định tình cảm của mình bằng nỗi nhớ mà là nhớ về những gì đẹp nhất của Việt Bắc. Đó là hoa và người. Trong nỗi nhớ của người đi hai hình ảnh này là đồng hiện, soi chiếu vào nhau. Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, còn người ta lại là “hoa của đất”. ‘Vi vậy, hễ nhớ đến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoa thì hiển hiện hình người. Hoa và người không thể tách rời. Mà nói với một người con gái, lại nói “hoa cùng người” thì đó chẳng phải là một lời đánh giá kín đáo hay sao?

Và như thế, chủ đề của đoạn thơ đã được giới thiệu. Đó là hoa cùng người Việt Bắc.

Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Vỉ vậy, tự nó đã cố tính hoàn chỉnh riêng. Thậm chí tự nó là một cách khái quát riêng, một thế giới riêng. Ta đã từng gặp những bộ tứ bình như: tùng – trúc – cúc – mai, xuân – hạ – thu – đông (tứ quý), ngư – tiều – canh – mục, long – li – quy – phượng, cầm – kỳ – thi – hoạ… Trong thơ ca chúng ta cũng từng gặp rất nhiều, đó là cảnh “Trông bốn bể” trong “Chinh phụ ngâm”, đoạn “buồn trông” khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, đoạn thơ mô tả bốn cảnh thuộc thời oanh liệt của con hổ trong “Nhớ rừng” của Thế Lữ… Những bức tranh tứ bình này giúp cho nhà thơ mô tả được một cách toàn diện và thâu tóm những gì là đặc trưng nhất. Tố Hữu đã sử dụng lối vẽ tranh tứ bình khá nhuần nhuyễn trong nhiều bài, đoạn thơ này có thể xem là bộ tranh tứ bình tứ quý về “hoa và người” của 4 mùa Việt Bắc.

Mở đầu là một hình ảnh có tính khái quát, trong đó Việt Bắc hiện lên như một miền quê thật lặng lẽ:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Gam màu cơ bản của bức tranh này là màu xanh. Đó là một màu xanh mênh mông và trầm tĩnh của rừng già. Nó gợi ra hình ảnh một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, tĩnh. Nhưng trên cái nền xanh ấy, chúng ta nhìn thấy hình ảnh hoa chuối rừng bập bùng cháy như những bó đuốc. Ai đã biết hoa chuối nở, sẽ thấy rằng tuy tác giả chỉ viết hai chữ ” đỏ tươi” nhưng cũng đủ gợi cho chúng ta biết hoa chuối đã làm sáng lên cả một góc rừng. Thế là hoa chuối làm cho cảnh rừng trở nên sống động hơn. Đồng thời hình ảnh hoa chuối lại được tô điểm thêm những tia nắng ở câu thứ hai càng làm cho không khí vốn trầm mặc ở nơi này trở nên tươi sáng và linh động. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh con người xuất hiện: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng, loé sáng. Nó gợi được một tư thế vững chãi, tự tin của người làm chủ núi rừng. Tố Hữu thường mô tả con người trong tư thế ấy. Trong bài “Lên Tây Bắc” tác giả có viết:

Tham khảo thêm:   Mẫu số 02/XNTH: Thông báo sổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt Mẫu xóa nợ thuế

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo.

Cũng là một hình ảnh ấy nhưng ở đoạn thơ trên, Tố Hữu phải viết bằng 4 câu thơ 28 chữ. Còn ở bài Việt Bâc này dường như nhà thơ đâ cô đúc vào 8 chữ. Nhà thơ không vẽ kỹ mà chỉ chấm phá vài nét song cũng đủ cho ta hình dung khá rõ vê hình tượng. Vậy là, tương ứng với một cảnh hoa là một dáng điệu người, mỗi dáng điệu toát lên một phẩm chất của người Việt Bắc.

Bức tranh thứ hai:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Đến đây nên xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không thể thiếu được sắc hoa này. Về sau, trong bài “Theo chân Bác”, Tố Hữu sẽ viết:

Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giói nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

Trên nễn cảnh ấy hiện ra hình ảnh người Việt Bắc trong một công việc thầm lặng: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gịang”. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra được dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa. Không biết người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm gì, ước mơ gì?

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Trong những bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy màu sác, đường nét và ánh sáng. Đến đây chúng ta còn nghe thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve. Nhạc ve làm cho không khí trở nên xao động. Phải nói rằng trong các bức tranh ở đây thi Việt Bắc mùa hè là đặc sắc hơn cả. Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một phản ứng dây chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ. Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho những rừng phách ngả sang màu vàng. Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ của những cánh rừng phách. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cây phách vẫn là màu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá «, Nhưng khi những tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Chi cổ vài ba ngày mà những rừng phách đã lênh láng sắc vàng. Chữ “đổ” là một chữ tinh tế. Nó nhấn mạnh vào khía cạnh mau lẹ trong việc biến đổi màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa hoa vàng rừng phách mỗi khi có một luổng gió ào qua. Bõ ràng, gam màu đến đây đã thay đổi hằn, sấc trắng đã nhường chỗ hẳn cho sác vàng. Dường như âm thanh đã làm đổi thay màu sắc. Trên nền cảnh ấy xuất hiện một hình ảnh lao động đấy kiên nhẫn của một cô gái Việt Bắc: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hình ảnh này làm toát lên dáng điệu chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, giàu đức hy sinh. Bao bọc lên hình ảnh này dường như chúng ta thấy sự cảm thương kín đáo của người viết.

Bộ tranh này kết thúc bằng bức tranh thu. Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bức này là cảnh đêm. Bức tranh vẽ ra những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyển ảo: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. Nó xui khiến ta nhớ đến một câu thơ cũng viết vể đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Đây đúng là khung cảnh trữ tình dành cho những cuộc hát giao duyên. Cho nên nó là cảnh cuối cùng: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Chữ “ai” là cách nói bóng gió, ám chỉ người đang hát cùng với mình, làm cho lời lẽ trở nên tình tứ hơn. Và qua tiếng hát chúng ta thấy được phẩm chất ân tình, chung thuỷ của người Việt Bắc.

Tóm lại, bốn bức tranh, bốn cảnh sắc, bốn dáng điệu. Tố Hữu đã thâu tóm được những gì là đặc trưng nhất của quê hương cách mạng. Điều thú vị là tất cả đều hiện lên trong điệp khúc nhớ thương. Những chữ “nhớ” đứng ở đầu câu tạo nên âm hưởng rất mặn mà, da diết của nỗi nhớ. Trong nỗi nhớ tất cả đều hiện lên lung linh hơn, huyền ảo hơn.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về xem tiếp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chiến thuật ôn thi môn Văn THPT quốc gia 2018 – Phần nghị luận văn học Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Văn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *