Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 77/2019/TT-BTC Quy định mã số, tiêu chuẩn xếp lương đối với công chức kế toán, thuế, hải quan ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 01/01/2020 Thông tư 77/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2019 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

Theo đó, Kế toán viên cao cấp phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. Ngoài ra, Kế toán viên cao cấp còn phải: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính; Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch Kế toán viên cao cấp; có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính, cử nhân chính trị. Sau đây là nội dung chi tiết Thông tư, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 77/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ 77/2019/TT-BTC

QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN, THUẾ, HẢI QUAN, DỰ TRỮ

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 6354/BNV-CCVC ngày 28 tháng 12 năm 2018 và Công văn số 1861/BNV-CCVC ngày 26 tháng 4 năm 2019;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công chức làm công tác kế toán tại các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

2. Công chức làm công tác thuế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

3. Công chức làm công tác hải quan tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.

4. Công chức làm công tác dự trữ quốc gia tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính.

Điều 3. Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ

1. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, bao gồm:

a) Kế toán viên cao cấp Mã số ngạch: 06.029
b) Kế toán viên chính Mã số ngạch: 06.030
c) Kế toán viên Mã số ngạch: 06.031
d) Kế toán viên trung cấp Mã số ngạch: 06.032
2. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp thuế Mã số ngạch: 06.036
b) Kiểm tra viên chính thuế Mã số ngạch: 06.037
c) Kiểm tra viên thuế Mã số ngạch: 06.038
d) Kiểm tra viên trung cấp thuế Mã số ngạch: 06.039
đ) Nhân viên thuế Mã số ngạch: 06.040
3. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp hải quan Mã số ngạch: 08.049
b) Kiểm tra viên chính hải quan Mã số ngạch: 08.050
c) Kiểm tra viên hải quan Mã số ngạch: 08.051
d) Kiểm tra viên trung cấp hải quan Mã số ngạch: 08.052
đ) Nhân viên hải quan Mã số ngạch: 08.053
4. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia, bao gồm:
a) Kỹ thuật viên bảo quản chính Mã số ngạch: 19.220
b) Kỹ thuật viên bảo quản Mã số ngạch: 19.221
c) Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp Mã số ngạch: 19.222
d) Thủ kho bảo quản Mã số ngạch: 19.223
đ) Nhân viên bảo vệ kho dự trữ Mã số ngạch: 19.224

Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.

3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.

4. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Chương II

CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Điều 5. Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)

1. Chức trách

Kế toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương tại các Bộ, ngành ở Trung ương, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, kế toán; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;

b) Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;

c) Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán;

d) Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, kiểm tra nghiệp vụ kế toán;

đ) Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ; sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;

b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;

c) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;

đ) Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Tham khảo thêm:   Những thuật ngữ thường dùng trong game Võ Lâm Miễn Phí

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

c) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp;

d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên cao cấp thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời gian giữ ngạch kế toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính, kế toán đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu, cụ thể như sau:

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền.

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt.

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý công tác kế toán. Công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên cao cấp phải đang giữ ngạch kế toán viên chính và có thời gian giữ ngạch kế toán viên chính hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kế toán viên chính tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng).

Điều 6. Kế toán viên chính (mã số 06.030)

1. Chức trách

Kế toán viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ cấp huyện trở lên, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý nghiệp vụ kế toán ở đơn vị hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại đơn vị.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật vế kế toán; xét duyệt hệ thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán nhà nước;

b) Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ kế toán áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;

c) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất công tác kế toán của đơn vị, ngành, lĩnh vực;

d) Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực;

đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác kế toán của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;

b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê và thông tin kinh tế có liên quan;

c) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện trong lĩnh vực kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;

d) Nắm vững hệ thống kế toán ngành, lĩnh vực khác; quy trình tổ chức công tác kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác kế toán ở đơn vị, ngành, lĩnh vực; nắm được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, am hiểu thực tiễn sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, tình hình kinh tế – xã hội, hoạt động quản lý đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

đ) Tổ chức triển khai các quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị, ngành, lĩnh vực.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

b) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên chính thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời gian giữ ngạch kế toán viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực tài chính, kế toán; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu, cụ thể như sau:

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền.

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt.

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý công tác kế toán. Công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên chính phải đang giữ ngạch kế toán viên và có thời gian giữ ngạch kế toán viên hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kế toán viên tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng).

Điều 7. Kế toán viên (mã số 06.031)

1. Chức trách

Kế toán viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành kế toán hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.

2. Nhiệm vụ

a) Ghi chép, tính toán, tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách, cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị;

b) Tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách;

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim Nàng Tiên Cá

c) Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định;

d) Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;

đ) Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;

b) Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;

c) Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý, nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;

d) Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;

đ) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

b) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

5. Công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên phải đang giữ ngạch kế toán viên trung cấp và có thời gian giữ ngạch kế toán viên trung cấp hoặc tương đương từ đủ 3 năm (đủ 36 tháng) trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kế toán viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng), trừ trường hợp quy định tại điểm khoản 2 Điều 24 Thông tư này.

Trường hợp công chức đang giữ ngạch kiểm ngân viên (07.047), thủ quỹ kho bạc, ngân hàng (06.034), thủ quỹ cơ quan, đơn vị (06,035) thì thời gian giữ ngạch kiểm ngân viên; thủ quỹ kho bạc, ngân hàng; thủ quỹ cơ quan, đơn vị hoặc tương đương phải từ đủ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên.

Điều 8. Kế toán viên trung cấp (mã số 06.032)

1. Chức trách

Kế toán viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở trong các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện các công việc kế toán ở đơn vị có khối lượng kế toán không lớn hoặc một phần hành kế toán ở đơn vị kế toán.

2. Nhiệm vụ

a) Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách;

b) Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ trách;

c) Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo;

d) Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;

đ) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành;

b) Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;

c) Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị;

d) Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử; có khả năng tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;

b) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Chương III

CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH THUẾ

Điều 9. Kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036)

1. Chức trách

Kiểm tra viên cao cấp thuế là công chức chuyên môn có yêu cầu nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thuế tại Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố và thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành; nghiên cứu đề xuất chủ trương chính sách và biện pháp quản lý thuế phù hợp với chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển kinh tế địa phương;

b) Đề xuất các chủ trương hoạch định chính sách thuế, giải pháp quản lý thu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trong phạm vi, trên địa bàn quản lý;

c) Chủ trì nghiên cứu, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, quy chế nghiệp vụ quản lý thuế;

d) Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong từng lĩnh vực quản lý thuế.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác thuế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của quốc gia, của địa phương nơi công tác; Nắm vững chiến lược phát triển ngành Tài chính, chiến lược cải cách hành chính và hiện đại hóa của ngành;

b) Hiểu biết sâu sắc về luật Quản lý thuế, pháp luật thuế, pháp luật về tài chính, kế toán và các luật pháp về hành chính có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng quản lý thuế;

c) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án trong lĩnh vực thuế; có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ thuế;

d) Có năng lực tổng hợp, phân tích, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn quản lý thuế; có khả năng dự báo về tình hình nguồn thu từ thuế và nguồn thu khác thuộc đối tượng được phân công quản lý;

Tham khảo thêm:   Quyết định số 2166/QĐ-TTG Về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam

đ) Có kỹ năng thu nhận thông tin và xử lý những thông tin nhạy cảm; kỹ năng phân tích tài chính đối với các công ty lớn và phức tạp; kỹ năng quản lý và xử lý sự xung đột; có kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng lập báo cáo, tổng kết đánh giá công việc và kỹ năng dự báo về công việc thuộc lĩnh vực quản lý.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

c) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế;

d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho việt Nam;

đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính, thuế; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu, cụ thể như sau:

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền.

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt.

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý công tác thuế. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế phải đang giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế và có thời gian giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kiểm tra viên chính thuế tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

Điều 10. Kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037)

1. Chức trách

Kiểm tra viên chính thuế là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức thực hiện quản lý thuế hoặc trực tiếp thực hiện các phần hành của nghiệp vụ thuế theo chức năng được phân công tại các đơn vị trong ngành thuế.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu khác theo chức năng phần hành công việc; tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;

b) Tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu; tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế;

c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ quản lý thuế, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuế;

d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý thuế;

đ) Tham gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và quy định hiện hành.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

a) Hiểu biết sâu sắc luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thuế; nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế;

b) Am hiểu chính sách chế độ, tình hình kinh tế, xã hội trong nước, quốc tế và tại địa phương đang công tác; am hiểu những thông tin liên quan đến quản lý thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới;

c) Có chuyên môn sâu về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thuế, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuế;

d) Có kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin theo công việc quản lý; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác quản lý thuế ở đơn vị, ngành, lĩnh vực;

đ) Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên chính thuế;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính thuế thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên thuế hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực tài chính, thuế; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu, cụ thể như sau:

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền.

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt.

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý công tác thuế. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên chính thuế phải đang giữ ngạch kiểm tra viên thuế và có thời gian giữ ngạch kiểm tra viên thuế hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kiểm tra viên thuế tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

……………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 77/2019/TT-BTC Quy định mã số, tiêu chuẩn xếp lương đối với công chức kế toán, thuế, hải quan của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *