Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 6/2020/TT-BYT Hệ thống chỉ tiêu thống kê dược, mỹ phẩm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mới đây vào ngày 07/05/2020, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 6/2020/TT-BYT về hệ thống chỉ tiêu thống kê dược, mỹ phẩm. Hiệu lực của văn bản pháp luật này sẽ chính thức được bắt đầu từ ngày 01/07/2020. Dưới đây, sẽ là nội dung chi tiết của thông tư, xin mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ Y TẾ
_______
Số: 6/2020/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ 6/2020/TT-BYT

Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm

________________

Căn cứ Luật Thống kê số 089/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định danh mục và nội dung các chỉ tiêu thống kê trong lĩnh vực y tế về thuốc (bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro), nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả bán thành phẩm dược liệu, trừ dược liệu) và mỹ phẩm.

Điều 2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm

Hệ thống chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm bao gồm:

1. Danh mục chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Dược có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Y tế xây dựng chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm phục vụ thu thập các chỉ tiêu thống kê trong danh mục chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm thống nhất trong phạm vi toàn quốc;

c) Tổ chức thu thập, tổng hợp báo cáo và gửi cho Vụ Kế hoạch – Tài chính để tổng hợp, công bố danh mục chỉ tiêu thống kê.

2. Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm:

a) Công bố danh mục chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm trên cơ sở báo cáo do Cục Quản lý Dược thu thập, tổng hợp.

b) Thu thập, tổng hợp số liệu của chỉ tiêu được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm gửi cho Cục Quản lý Dược tổng hợp.

3. Sở Y tế là cơ quan đầu mối tại địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê trên địa bàn phục vụ tính toán các chỉ tiêu thống kê dược – mỹ phẩm.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Cục Quản lý Dược để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
– Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Website Cục Quản lý dược;
– Lưu: VT, QLD(02), PC(02).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trương Quốc Cường

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DƯỢC MỸ PHẨM

(Kèm theo Thông tư số: 6/2020/TT-BYT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu
01. Nhân lực ngành dược
1 0101 Số lượng nhân lực dược
2 0102 Số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp
3 0103 Số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học làm việc trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh
4 0104 Số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên trên mười nghìn dân
5 0105 Số dược sỹ lâm sàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
02. Hệ thống cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
6 0201 Số cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
7 0202

Số nhà thuốc

8 0203 Số quầy thuốc
9 0204 Số tủ thuốc Trạm Y tế
10 0205 Số cơ sở bán lẻ thuốc trên mười nghìn dân
11 0206 Số cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
12 0207 Số cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt GLP
13 0208 Số cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
14 0209 Số cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
15 0210 Số cơ sở dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc
03. Quản lý đăng ký thuốc
16 0301 Số lượng thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực
17 0302 Số hoạt chất làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành ở Việt Nam
04. Thuốc sử dụng trong các cơ sở y tế
18 0401 Số lượng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu
19 0402 Tỷ lệ mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu
20 0403 Giá trị thuốc đã sử dụng trong các cơ sở y tế
21 0404 Tỷ lệ giá trị thuốc sản xuất trong nước đã sử dụng trong các cơ sở y tế
22 0405 Giá trị thuốc được viện trợ, viện trợ nhân đạo cho các cơ sở y tế
05. Giá trị thuốc sản xuất trong nước, xuất nhập khẩu và sử dụng thuốc
23 0501 Giá trị thuốc sản xuất trong nước
24 0502 Giá trị thuốc xuất khẩu
25 0503 Giá trị nhập khẩu thuốc thành phẩm
26 0504 Giá trị nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc
27 0505 Tiền thuốc bình quân đầu người
06. Quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành
28 0601 Số mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc được các cơ quan kiểm nghiệm nhà nước lấy mẫu và kiểm tra chất lượng
29 0602 Tỷ lệ mẫu thuốc không đạt chất lượng trên tổng số mẫu lấy để kiểm tra chất lượng
30 0603 Tỷ lệ nguyên liệu làm thuốc không đạt chất lượng
31 0604 Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước không đạt chất lượng
32 0605 Tỷ lệ thuốc nhập khẩu không đạt chất lượng
33 0606 Tỷ lệ thuốc giả
07. Cảnh giác dược
34 0701 Số báo cáo phản ứng có hại của thuốc thu nhận được
35 0702 Số lượng thông tin cảnh giác dược đã được xử lý
08. Quản lý sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm
36 0801 Số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu đã được cấp số tiếp nhận
37 0802 Số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước đã được cấp số tiếp nhận
38 0803 Giá trị mỹ phẩm nhập khẩu
39 0804 Giá trị mỹ phẩm sản xuất trong nước
40 0805 Số cơ sở công bố mỹ phẩm nhập khẩu
41 0806 Số cơ sở công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Tham khảo thêm:   Bảng tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo tài chính Mẫu S02/BTH

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DƯỢC – MỸ PHẨM

(Kèm theo Thông tư số 6/2020/TT-BYT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

01. NHÂN LỰC NGÀNH DƯỢC

0101. Số lượng nhân lực dược

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng nhân lực dược là tổng số người được đào tạo về dược (bao gồm cả biên chế và hợp đồng) hiện đang công tác trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh và các cơ sở y tế khác (kể cả đơn vị của nhà nước quản lý và tư nhân) của một khu vực tại thời điểm báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Giới tính;

– Dân tộc (Kinh/khác);

– Trình độ (Sơ cấp/trung cấp/cao đẳng/đại học/sau đại học);

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm;

– Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

– Y tế ngành.

0102. Số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp là tổng số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học (bao gồm cả biên chế và hợp đồng) đang công tác trong các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp của một khu vực tại thời điểm báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Giới tính;

– Dân tộc (Kinh/khác);

– Trình độ: Đại học/Sau đại học;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm;

– Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

– Y tế ngành.

0103. Số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học làm việc trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học làm việc trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược là tổng số dược sỹ có trình độ đại học, sau đại học đang công tác trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược của một khu vực tại thời điểm báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Giới tính;

– Dân tộc (Kinh/khác);

– Trình độ: Đại học/Sau đại học;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm;

– Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

0104. Số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên trên mười nghìn dân

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên trên mười nghìn dân là số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên (dược sỹ đại học, thạc sỹ dược, dược sỹ chuyên khoa I, dược sỹ chuyên khoa II, tiến sỹ, giáo sư chuyên ngành dược và tương đương) hiện đang công tác trong lĩnh vực y tế phục vụ cho 10.000 dân của một khu vực tại thời điểm báo cáo.

Công thức tính:

Số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên trên mười nghìn dân

=

Tổng số dược sỹ có trình độ từ đại học trở lên đang công tác trong lĩnh vực Y tế thuộc một khu vực tại thời điểm báo cáo
________________________________________________
Dân số trung bình của khu vực đó tại thời điểm báo cáo

x 10.000

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Tham khảo thêm:   Đáp án game Tao Biết Tuốt từ câu 701 - 800

– Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm;

– Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;

– Y tế ngành.

0105. Số dược sỹ lâm sàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số dược sỹ lâm sàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là tổng số dược sỹ đang làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại thời điểm báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm;

– Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Trung ương;

– Y tế ngành.

02. HỆ THỐNG CUNG ỨNG THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

0201. Số cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: là tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định hiện hành với phạm vi bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

0202. Số nhà thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số nhà thuốc là tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong cả nước được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo loại hình nhà thuốc.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

0203. Số quầy thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số quầy thuốc là tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong cả nước được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo loại hình quầy thuốc.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

0204. Số tủ thuốc Trạm Y tế

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số tủ thuốc Trạm Y tế là tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong cả nước được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo loại hình tủ thuốc Trạm Y tế.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

0205. Số cơ sở bán lẻ thuốc trên mười nghìn dân

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở bán lẻ thuốc trên mười nghìn dân là số cơ sở bán lẻ thuốc (bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế) cho người dân được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trên mười nghìn dân.

Công thức tính:

Số cơ sở bán lẻ thuốc trên mười nghìn dân

=

Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc trong một khu vực ở một thời điểm
________________________________________________
Dân số trung bình của khu vực trong thời điểm đó

x 10.000

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

0206. Số cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là tổng số cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam được Cục Quản lý Dược cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) còn hiệu lực.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Sản xuất thuốc (hóa dược/dược liệu/vắc xin)/nguyên liệu làm thuốc.

– Địa điểm cơ sở tại miền Bắc/ Trung/ Nam.

– Cơ sở sản xuất có vốn đầu tư trong nước/ liên doanh/ nước ngoài.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

0207. Số cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt GLP

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt GLP là tổng số cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc tai Việt Nam đã được Cục Quản lý Dược cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) còn hiệu lực.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

0208. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Khác biệt này thậm chí còn to lớn hơn

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

– Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

0209. Số cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc là tổng số cơ sở trong cả nước đã được cơ quan quản lý cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi là nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

0210. Số cơ sở dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số cơ sở dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc là số cơ sở thực hiện kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi dịch vụ thử tương đương sinh học và/ hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học còn hiệu lực.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Đơn vị trực thuộc các Viện/ Doanh nghiệp.

– Đơn vị thực hiện cả GLP, GCP/ Đơn vị thực hiện GLP và liên kết với đơn vị GCP khác.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

03. QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ THUỐC

0301. Số lượng thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực là tổng số thuốc (tính cả trong nước và nước ngoài) được cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực trong kỳ báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Thuốc hóa dược, thuốc phóng xạ sản xuất trong nước/nhập khẩu;

– Thuốc dược liệu sản xuất trong nước/nhập khẩu;

– Vắc xin sản xuất trong nước/nhập khẩu;

– Sinh phẩm (trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro) sản xuất trong nước/nhập khẩu.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

0302. Số hoạt chất làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành ở Việt Nam

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số hoạt chất làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành ở Việt Nam là tổng số hoạt chất làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành ở Việt Nam trong kỳ báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

Trong nước/nước ngoài.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

04. THUỐC SỬ DỤNG TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ

0401. Số lượng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu là tổng số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu để sử dụng tại cơ sở y tế (bao gồm đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, cấp địa phương và cơ sở y tế tự đấu thầu).

2. Phân tổ chủ yếu:

Tuyến trung ương/tuyến tỉnh.

3. Kỳ công bố: 06 tháng.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Trung ương;

– Y tế ngành.

0402. Tỷ lệ mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu là tổng số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu tại cơ sở y tế so với tổng số mặt hàng thuốc trúng thầu tại cơ sở y tế.

Công thức tính:

Tỷ lệ mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu

=

Tổng số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước trúng thầu tại cơ sở y tế

x 100

2. Phân tổ chủ yếu:

Tuyến trung ương/tuyến tỉnh.

3. Kỳ công bố: 06 tháng.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Trung ương;

– Y tế ngành.

0403. Giá trị thuốc đã sử dụng trong các cơ sở y tế

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Giá trị thuốc đã sử dụng trong các cơ sở y tế là tổng số tiền thuốc (tính theo vnđ) đã sử dụng cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế.

2. Phân tổ chủ yếu:

– Thuốc sản xuất trong nước/thuốc nhập khẩu;

– Thuốc Biệt dược gốc/thuốc Generic;

– Thuốc hóa dược/dược liệu;

– Thuốc kháng sinh/Vắc xin/sinh phẩm/thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu;

– Giá trị sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế ngành/y tế tư nhân

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 06 tháng.

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược – mỹ phẩm.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý Dược.

6. Đơn vị phối hợp, cung cấp thông tin:

– Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Trung ương;

– Y tế ngành.

………………………….

Mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết của thông tư tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 6/2020/TT-BYT Hệ thống chỉ tiêu thống kê dược, mỹ phẩm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *