Bạn đang xem bài viết ✅ Ghi bảng Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (Cả năm) Ghi bảng Văn 7 năm 2024 – 2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ghi bảng Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bao gồm toàn bộ các bài học trong cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô tham khảo để biết cách trình bày bảng môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo Tập 1, Tập 2.

Để mỗi tiết học trở nên thú vị hơn, hấp dẫn các em học sinh thì giáo viên cần có một số kỹ năng trình bày bảng đẹp, khoa học khi dạy bất cứ môn học nào. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Ghi bảng Văn 8, Văn 9. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com để tham khảo cách ghi bảng môn Văn 7 CTST:

Ghi bảng Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

BÀI 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT (THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ)

VĂN BẢN 1: LỜI CỦA CÂY
(Trần Hữu Thung)

A. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN (SGK/10)

1. Thơ bốn chữ, năm chữ (sgk)/10

2. Hình ảnh trong thơ (sgk/11)

3. Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ (sgk/11.12)

4. Thông điệp (sgk/12)

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. Chuẩn bị đọc (sgk / 13,14)

II. Trải nghiệm cùng văn bản

Tham khảo thêm:   Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT Mẫu D08a-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

1. Tác giả: (SGK/15)

2. Tác phẩm tiêu biểu ( sgk/ 15 )

a. Thể loại: Thơ 4 chữ

b. Xuất xứ: In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn

c. Bố cục: 2 phần

d. Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên.

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Quá trình sinh trưởng của hạt

– Khổ 1: HẠT lặng thinh

– Khổ 2: MẦM nhú lên giọt sữa, biết nói thì thầm

– Khổ 3: MẦM được chăm sóc như đứa trẻ sơ sinh

– Khổ 4: MẦM kiêng gió kiêng mưa, lớn lên nhờ đón tia nắng hồng

– Khổ 5: CÂY đã thành, lá xanh bập bẹ tiếng nói

– Khổ 6: CÂY bập bẹ xưng họ tên, hứa hẹn góp xanh cho đời

2. Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Từ ngữ, hình ảnh

Tình cảm

Mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên

“Hạt nằm lặng thinh”, “Nghe bàn tay vỗ”, “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”, “Nghe tiếng ru hời”…

Yêu thương, trìu mến, nâng niu, trân trọng

Gần gũi, giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên

-> nhân hóa, điệp ngữ

=> Miêu tả sống động quá trình sinh trưởng từ mầm thành cây. Tạo nên sự gần gũi, gắn bó giữa hạt mầm, cây và con người.

3. Nhận xét về vần, nhịp

– Cách gieo vần chân: mình-thinh; mầm-thầm; giông-hồng;…

– Ngắt nhịp: 2/2, 1/3

4. Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Toán

IV. Tổng kết

1. Nội dung: quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà tác giả dành cho mầm cây.

2. Nghệ thuật: Biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ

VĂN BẢN 2: SANG THU
(Hữu Thỉnh)

I. Chuẩn bị đọc ( sgk/15 )

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả (SGK/16)

2. Tác phẩm tiêu biểu ( sgk/16 )

a. Thể loại: Thơ 5 chữ

b. Xuất xứ: In trong “Từ chiến hào đến thành phố”, 1991

c. Bố cục: 3 phần

d. Chủ đề: miêu tả sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu, cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, những suy ngẫm về bước đi của thời gian.

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Thời điểm miêu tả bức tranh thiên nhiên

– Vào khoảnh khắc giao mùa giữa mùa hạ sang mùa thu.

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Nhan đề:

+ Những tín hiệu: Sương chùng chình; chim bắt đầu vội vã; nắng; mưa

2. Cách miêu tả chuyển động của thiên nhiên

– Những từ ngữ, hình ảnh: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình, cơn mưa vơi dần

=> sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ

3. Cách ngắt nhịp, gieo vần

– Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

→ Góp phần thể hiện chút xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ

– Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Dàn ý bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

→ Tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ.

4. Thông điệp

– Thông điệp: Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên

III. Tổng kết

1. Nội dung

Cảm nhận tinh tế cùng sự quan sát tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

Thể thơ năm chữ, nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc

….

>> Tải file để tham khảo toàn bộ nội dung Ghi bảng Văn 7!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ghi bảng Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (Cả năm) Ghi bảng Văn 7 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *