Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy HĐTN lớp 5 năm 2024 – 2025 – Bản 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 sách Chân trời sáng tạo – Bản 1 mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học 2024 – 2025. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN 5 năm 2024 – 2025 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Hoạt động trải nghiệm của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật. Chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

YÊU CẦU CẦN ĐẠT (của chủ đề)

Sau chủ đề, HS thực hiện được:

  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
  • Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua tư liệu, các sản phẩm lưu trữ được
  • Tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Chủ đề góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho HS:

* Năng lực

  • Thích ứng với cuộc sống: Học sinh hiểu biết hơn về bản thân và môi trường sống thông qua hoạt động thu gom, sắp xếp các tư liệu để nhận biết sự thay đổi của bản thân; hoạt động rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: HS rèn luyện kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động để phát triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

* Phẩm chất

  • Có trách nhiệm: HS có trách nhiệm với bản thân hơn thông qua hoạt động nhận diện sự thay đổi của bản thân thông qua các tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội thông qua việc tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Tuần 1: Sinh hoạt dưới cờ:
CHÀO NĂM HỌC MỚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới.

– Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động trong ngày khai giảng năm học mới.

2. Năng lực chung

– Năng lực thích ứng với cuộc sống

– Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động

3. Phẩm chất:

– Phẩm chất trách nhiệm.

– Phẩm chất nhân ái

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để hướng dẫn HS luyện tập.

– Tổ chức luyện tập cho sinh chuẩn bị diễn trong lễ khai giảng năm học mới.

2. Học sinh:

– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã tập để biểu diễn.

– Trang phục chỉnh tề, ghế ngồi dự khai giảng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a) Mục tiêu

– Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới.

– Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới.

b) Tiến trình hoạt động

– GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động chào năm mới do nhà trường tổ chức (văn nghệ chào mừng, trang trí trường lớp, chơi trò chơi, hội đọc sách, đón các em học sinh lớp 1,…)

– HS tham gia lễ khai giảng năm học mới.

– GV chuẩn bị những trái tim (hoặc giấy bìa màu, bưu thiếp,…) sau khi HS tham gia lễ khai giảng thì viết lại “Cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5, chia sẻ điều đó với các bạn, sau đó thả vào hộp cảm xúc của lớp.

– HS thực hiện nhiệm vụ chia sẻ cảm xúc sau lễ khai giảng theo hướng dẫn.

Tham khảo thêm:   Bài tập toán lớp 6: Chuyên đề tập hợp Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 6

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

TUẦN 1:
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề:
Em và trường tiểu học thân yêu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

HS thực hiện:

– Chia sẻ được cảm xúc của bản thân trong thời gian vừa qua và nêu được ảnh hưởng của cảm xúc đó với cuộc sống của mình.

– Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân thông qua những tình huống cụ thể.

Tiết trải nghiệm góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất:

1. Năng lực đặc thù:

– Thích ứng với cuộc sống: Học sinh hiểu biết hơn về bản thân thông qua các hoạt động hồi tưởng và rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

– Có trách nhiệm: HS có trách nhiệm với bản thân hơn khi xác định được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

2. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong giao tiếp.

3. Phẩm chất

– Phẩm chất nhân ái: Yêu thương bản thân, tôn trọng sự khác biệt của bạn bè

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

– SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

a) Mục tiêu

– Tạo hứng thú cho HS và bắt nhịp vào tiết HĐTN của tuần.

b) Cách tiến hành

– GV tổ chức trò chơi: Bó hoa cảm xúc. Cách chơi như sau:

+ Cô giáo / quản trò sẽ chọn bất kì trái tim cảm xúc nào trong hộp cảm xúc mà các em đã viết sau Lễ khai giảng. Bạn có trái tim được chọn sẽ lên để chia sẻ cảm xúc về Ngày khai giảng của mình. Sau đó, dán trái tim vào tờ giấy mà cô đã chuẩn bị. Các bạn dán sau hãy cố gắng sắp xếp để sao cho khi kết thúc, chúng ta có một bó hoa trái tim cảm xúc.

+ HS nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện chơi theo hướng dẫn.

– GV kết nối vào chủ đề: Cảm xúc có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống chúng ta. Khi ta vui vẻ, hạnh phúc ta học tập, giao lưu tốt hơn và ngược lại. Tiết trải nghiệm hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại khả năng kiểm soát cảm xúc của mình để từ đó rèn luyện một cách phù hợp.

2. Nhận diện – Khám phá

Hoạt động 1. Hồi tưởng cảm xúc của em

a) Mục tiêu

HS chia sẻ được cảm xúc của bản thân trong thời gian vừa qua và nêu được ảnh hưởng của cảm xúc đó với cuộc sống của mình.

b) Cách tiến hành

– GV mời HS đọc thầm nhiệm vụ 1, trang 6, SGK HĐTN5, trong thời gian đó, GV cũng phát phiếu học tập có nội dung bảng chia sẻ cảm xúc cho HS.

– Đọc thầm nhiệm vụ và nhận phiếu học tập.

– GV trao đổi để làm rõ nhiệm vụ của hoạt động:

+ Hãy nêu các cảm xúc mà hoạt động đề nghị chúng ta hồi tưởng?

+ Chúng ta sẽ suy nghĩ về cảm xúc của bản thân trong bao nhiêu ngày vừa qua?

– HS trả lời theo suy nghĩ.

+ Vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng.

+ Bảy ngày.

– GV hướng dẫn thêm: Có thể nhớ đến sự việc xảy ra trong những ngày đó và hồi tưởng về cảm xúc của con, rồi đánh dấu vào cảm xúc tương ứng. Mỗi ngày, con có thể có nhiều cảm xúc khác nhau nên có thể đánh dấu vào nhiều ô.

– HS nghe hướng dẫn.

– GV chiếu slide hướng dẫn và đề nghị HS tổ chức cho HS tự thực hiện nhiệm vụ theo hai bước:

Bước 1: Làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu hồi tưởng cảm xúc.

Bước 2: Chia sẻ kết quả hồi tưởng của mình với bạn bên cạnh (cặp đôi) theo các yêu cầu cầu mục 2:

+ Cảm xúc em có nhiều nhất;

+ Cảm xúc em có ít nhất;

+ Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em;

+ Cảm xúc mà em cần kiểm soát.

– HS thực hiện làm việc cá nhân, sau đó làm việc trong nhóm đôi, chia sẻ về cảm xúc.

– GV tổ chức lấy kết quả của bảng hồi tưởng theo hình thức giơ tay.

+ Những bạn có nhiều cảm xúc vui nhất, mời giơ tay?

+ Những bạn có nhiều cảm xúc buồn bã nhất, mời giơ tay?

+ Những bạn có nhiều cảm xúc tức giận, mời giơ tay?

+ Những bạn có nhiều cảm xúc sợ hãi nhất, mời giơ tay?

+ Những bạn có nhiều cảm xúc lo lắng nhất, mời giơ tay?

– HS giơ tay theo đề nghị của GV:

– GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp:

+ Trong các cảm xúc này em thích nhất cảm xúc nào? Vì sao?

+ Cảm xúc nào em không mong muốn? Vì sao?

– HS chia sẻ.

– GV nhận xét hoạt động và kết nối sang hoạt động 2: Trong cuộc sống, các cảm xúc vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận sẽ ảnh hưởng đến học tập, vui chơi, giao tiếp,… của chúng ta và của cả những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần luôn biết kiểm soát cảm xúc cá nhân mình.

Hoạt động 2. Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em

– GV mời HS tự đọc yêu cầu của hoạt động 2, nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2.

– HS đọc trước lớp.

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc.

– GV trao đổi GV trao đổi để làm rõ nhiệm vụ của hoạt động:

+ Chúng ta cần chia sẻ những tình huống như thế nào?

– HS trả lời:

+ Tình huống mà chúng ta kiểm soát được cảm xúc

+ Tình huống mà chúng ta không kiểm soát được cảm xúc.

– GV tổ chức cho HS chia sẻ tình huống không kiểm soát được cảm xúc và tình huống kiểm soát được cảm xúc bằng cách viết vào tờ giấy màu theo quy ước, sau đó dán lên bảng: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần giao tiếp, hợp tác với mọi người. Quá trình đó có thể dẫn đến nhiều cảm xúc. Hãy chia sẻ bằng cách viết vào tờ giấy màu đỏ một tình huống con không kiểm soát được cảm xúc, viết vào tờ giấy màu xanh một tình huống con kiểm soát được cảm xúc và dán vào bảng vào cột thích hợp. (chiếu Slide hướng dẫn)

– HS thực hiện viết vào giấy màu đỏ tình huống mình không kiểm soát được cảm xúc, giấy màu xanh tình huống mình kiểm soát được cảm xúc.

– HS chia sẻ tình huống của mình trong nhóm theo gợi ý của SGK.

– GV tổ chức cho HS dán các tình huống lên bảng thành hai cột. GV chia sẵn bảng thành 2 cột “Kiểm soát được cảm xúc” và “Không kiểm soát được cảm xúc”. GV nhớ nhắc HS ghi tên mình vào tờ giấy viết tình huống.

– HS dán tình huống lên bảng.

– GV chọn và cho HS chia sẻ tình huống của mình.

– HS được chia sẻ theo tinh thần xung phong hoặc GV chọn.

– GV kết nối vào nhiệm vụ 3: Chúng ta vừa cùng nhau hồi tưởng về cảm xúc trong 7 ngày vừa qua, kể về tình huống mà chúng ta kiểm soát được cảm xúc và không kiểm soát được cảm xúc. Sau đây, các con hãy tự đánh giá khả năng kiểm soát của mình bằng cách hoàn thành phiếu học tập:

– HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập.

Phiếu học tập 2

Em hãy tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách đánh dấu x vào cột phù hợp:

Nội dung đánh giá

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Kiểm soát được cảm xúc

Không kiểm soát được cảm xúc

– GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tự đánh giá của mình và trao đổi thêm: Con thường xuyên không kiểm soát được cảm xúc nào? Mỗi khi có cảm xúc đó, con thấy hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể mình thế nào? Con muốn làm gì khi ấy? Con đã thử tự kiểm soát cảm xúc của mình chưa?

– HS báo cáo và trả lời câu hỏi.

GV nhận xét và tổng kết hoạt động

4. Tổng kết tiết trải nghiệm

– GV tổ chức vận động theo nhạc để tạo cảm xúc vui vẻ cho HS. Sau đó, nêu lợi ích của các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương.

– GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tổ chức trò chơi, kể chuyện,… tạo bầu không khí vui vẻ cho mình và gia đình.

– Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

– HS vận động theo nhạc, bài hát vui vẻ.

– Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

– HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Chân trời sáng tạo (Có đáp án) Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 CTST!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy HĐTN lớp 5 năm 2024 – 2025 – Bản 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *