Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo KHGD KHTN lớp 9 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 bao gồm phụ lục I, II, III theo Công văn 5512, giúp thầy cô tham khảo xây dựng KHGD dễ dàng hơn.

Kế hoạch giáo dục Khoa học tự nhiên 9 CTST bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm KHGD môn Toán, Văn 9 Chân trời sáng tạo.

Phụ lục I Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS …………………..
TỔ: TỰ NHIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHTN – LỚP 9 (BỘ SÁCH CTST)
(Năm học: 2024 – 2025)

(Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, Căn cứ công văn số: 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18 tháng 12 năm 2020 V/v xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2021 về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: Số học sinh:Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): Không có

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:;Trình độ đào tạo: Cao đẳng:; Đại học: ; Trên đại học:

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt:; Khá:…………….; Đạt:……………; Chưa đạt:……..

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

– Dụng cụ: Bóng nhựa; con lắc đơn; giá TNo có treo sợi dây ko dãn.

3

Bài2: Cơ năng

Phòng Lý

2

– Dụng cụ: Mô hình ô tô

2

Bài3:Công và công suất

Phòng học

3

– Dụng cụ: bảng TNo có gắn tấm nhựa tròn chia độ; đèn 12V-21W có khe cài chắn sáng ( hoặc nguồn sáng laze); nguồn điện; hộp nhựa trong chứa nước.

4

Bài4:Khúc xạ ánh sáng

Phòng Lý

4

– Dụng cụ: lăng kính gắn trên giá; đèn ánh sáng trắng có khe hẹp; màn hứng chùm sáng; nguồn điện và dây nối; tấm kính lọc sắc đỏ, sắc tím.

2

Bài5:Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

Phòng Lý

5

– Dụng cụ: bảng TNo có gắn tấm nhựa tròn chia độ; đèn 12V-21W có khe cài chắn sáng ( hoặc nguồn sáng laze); nguồn điện; bản bán trụ bằng thủy tinh.

2

Bài6:Phản xạ toàn phần

Phòng Lý

6

– D.cụ: nguồn sáng; thấu kính hội tụ, phân kỳ; đèn chiếu sáng laser; vật sáng cây nến; màn chắn; giá quang học; nguồn điện và dây nối. Kính lúp, vật nhỏ quan sát

6

Bài7:Thấu kính. Kính lúp

Phòng Lý

7

– D.cụ: nguồn điện 1 chiều 12V; 1 bóng đèn 2,5V; 3 vật dẫn là 3 điện trở R1 – R2 – R3 (1 thước nhôm, 1 thước sắt); công tắc; bảng lắp mạch điện; các dây nối; biến trở; điện trở R0; 1 ampe kế; 1 vôn kế;

3

Bài8:Điện trở. Định luật Ôm

Phòng Lý

8

– D.cụ: nguồn điện 1 chiều 12V; Bảng lắp mạch điện; điện trở R = 10Ω; biến trở có trị số lớn nhất 20Ω;

– 3 ampe kế giống nhau có giới hạn đo 1A và có độ chia nhỏ nhất là 0,02A; công tắc, các dây nối

2

Bài9:Đoạn mạch nối tiếp

Phòng Lý

9

– D.cụ: nguồn điện 1 chiều 12V; Bảng lắp mạch điện; điện trở R = 10Ω; biến trở có trị số lớn nhất 20Ω;

– 3 ampe kế giống nhau có giới hạn đo 1A và có độ chia nhỏ nhất là 0,02A; công tắc, các dây nối

2

Bài10:Đoạn mạch song song

Phòng Lý

10

– Dụng cụ: Công tơ điện;

– Một số dụng cụ điện: bóng đèn điện, bàn là, bếp điện…

3

Bài11:Năng lượng điện. Công suất điện

Phòng học

11

– Dụng cụ: thanh nam châm vĩnh cửu có chục quay; cuộn dây dẫn; điện kế và các dây nối;

2

Bài12:Cảm ứng điện từ

Phòng Lý

12

– Dụng cụ: cuộn dây kín có 2 bóng led đỏ và vàng mắc s.song và ngược cực; thanh nam châm có chục quay; cuộn dây mềm; điện kế; kẹp giữ; dây nối;.

– Bộ thí nghiệm mô hình máy phát điện xoay chiều có 2 đèn led.

2

Bài13:Dòng điện xoay chiều

Phòng Lý

13

– Các hình ảnh, video thí nghiệm

– Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, muỗi sắt, chậu thủy tinh.

– Hóa chất: dây sắt, bột nhôm, phenolphthalein,natri, khí chlorine, nước cất, khí oxygen, bột lưu huỳnh.

– Một số đồ vật được làm từ các kim loại

4

Bài 16: Tính chất chung của kim loại

Phòng KHTN

14

– Các hình ảnh, video thí nghiệm.

– Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt

– Hóa chất: mảnh magnesium, đinh sắt, đồng phoi bào, dung dịch HCl 1 M, dây đồng, dung dịch ZnSO4 1M, dung dịch AgNO31M.

4

Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Phòng KHTN

15

– Bộ dụng cụ lắp ghép mô hình phân tử hợp chất hữucơ.

Video một số phân tử hợp chất hữu cơ

2

Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Phòng KHTN

16

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa

– Mô hình cấu tạo phân tử

2

Bài 21: Alkane

Phòng KHTN

17

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa

– Mô hình cấu tạo phân tử

2

Bài 22: Alkene

Phòng KHTN

18

Mẫu vật: rượu gạo, cồn 70o, cồn 90o, nước rửa tay sát khuẩn,…

– Hoá chất: ethylic alcohol nguyên chất, sodium.

– Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm: ống nghiệm, bát sứ, panh sắt, giấy lọc, đĩa thủy tinh, que đóm dài, bật lửa hoặc diêm.

– Một số hình ảnh về các dòng rượu nổi tiếng trên thế giới.

3

Bài 24: Ethylic alcohol

Phòng KHTN

19

– Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiêm, ống dẫn khí chữ L, cốc thuỷ tinh, đĩa thuỷ tinh.

– Hóa chất: Dung dịch acetic acid, đá vôi, kẽm viên, bột copper(II) oxide, dung dịch NaOH 1M, phenolphthalein, ethylic alcohol, dung dịch sulfuric acid đặc.

– 3 món ăn sử dụng nguyên liệu giấm

– Nguyên liệu làm giấm chuối, giấm táo và giấm gạo

– Mô hình cấu tạo phân tử

3

Bài 25: Acetic acid

Phòng KHTN

20

-Hình ảnh, video về cấu trúc không gian của DNA, RNA

– Mô hình lắp ghép DNA

3

Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng

Phòng KHTN

21

-Hình ảnh, video về quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã

3

Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã.

Phòng KHTN

22

-Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, dầu soi kính

– Mẫu vật: Tiêu bản cố định bộ NST ở một số loài (châu chấu, lợn , người, hành tím…)

3

Bài 42: Thực hành: Quan sát tiêu bản NST

Phòng KHTN

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng KHTN Lý

01

Thực hành các thí nghiệm KHTN Lý

2

Phòng KHTN Hóa – Sinh

01

Thực hành các thí nghiệm KHTN Hóa – Sinh

3

Sân trường

01

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT

Bài học

Số tiết

Tiết theo (PPCT)

Tiết theo phân môn

Yêu cầu cần đạt

PHÂN MÔN: VẬT LÍ

HỌC KỲ I: 2 Tiết/Tuần = 2 tiết x 18tuần = 36 Tiết

1

Bài 1: Nhận biết 1 số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học.

2

Tiết 1-2

01L1, 01L2

Tiết 1: Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

Tiết 2: Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

2

Bài2: Cơ năng

3

Tiết 3-4-5

03L3, 04L4,

05L5

Tiết 1: Viết được biểu thức tính động năng và thế năng của vật Tiết 2: Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

– Công thức tính cơ năng: WC = Wđ + Wt = 12m.v2 +P.h

– Đ.năng và T.năng của vật có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.

Tiết 3: Vận dụng k/n cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

– Vận dụng công thức tính động năng, thế năng, cơ năng vào một số bài tập đơn giản

3

Bài3:Công và công suất

2

Tiết 6-7

06L6,

07L7

Tiết 1: Phân tích rút ra được:

– Công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực => CT tính: A = F.s

– Công suất là tốc độ thực hiện công => CT tính: P = A/t

– Liệt kê được 1 số đ.vị thường dùng đo công và công suất.

Tiết 2: Tính được công, công suất trong 1 số tr/hợp đơn giản.

4

Ôntậpchủđề1

1

Tiết 8

08L8

Tiết 1:

– Tổng hợp kiến thức đã học về chương năng lượng cơ học

– Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập về cơ năng, công và công suất.

CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG

5

Bài4:Khúc xạ ánh sáng

4

Tiết

9-10-11-12

09L9, 10L10,

11L11,

12L12

Tiết 1: Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).

Tiết 2: Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.

Tiết 3: Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.

– Vận dụng được biểu thức n = sini / sinr trong một số trường hợp đơn giản.

Tiết 4: Vận dụng kiến thức về khúc xạ ánh sáng để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

– Bài tập về tính góc tới, góc khúc xạ, tính chiết suất n.

6

Bài5:Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

3

Tiết

13-14-15

13L13,

14L14,

15L15

Tiết 1: Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.

– Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời qua lăng kính.

– Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.

Tiết 2: Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

Tiết 3: Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

– Vận dụng được kiến thức về màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế

7

Ôn tập giữa HK I

1

Tiết 16

16L16

Tiết 1:

– Tổng hợp kiến thức đã học về chương năng lượng cơ học và Khúc xạ ánh sáng

– Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập về cơ năng, công và công suất, tính góc tới, góc khúc xạ, tính chiết suất n.

8

Kiểm tra giữa HKI

2

Tiết 17-18

17L17,

18L18

Tiết 1+2: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra trong 2 tiết. đánh giá phân loại trình độ học sinh.

9

Bài6: Phản xạ toàn phần

2

Tiết 19-20

19L19,

20L20

Tiết 1: Thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.

Tiết 2:

– Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần

– Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

10

Bài7: Thấu kính. Kính lúp

6

Tiết 21-22

23-24-25-26

21L21,

22L22,

23L23,

24L24,

25L25,

26L26

Tiết 1: Nhận biết thấu kính hội tụ và phân kỳ

– Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.

Tiết 2: Tiến hành TN0 rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song trục chính).

– Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.

Tiết 3: Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn qua thấu kính hội tụ. Vẽ được ảnh qua TKHT.

Tiết 4: Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn qua thấu kính Phân kỳ. Vẽ được ảnh qua TKPK

Tiết 5: Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các b.tập đơn giản về t.kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.

Tiết 6: Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.

– Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.

11

Ôntậpchủđề2

2

Tiết 27-28

27L27,

28L28

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ k.thức đã học về khúc xạ ánh sáng, màu sắc ánh sáng và phản xạ toàn phần cho hs nắm trắc.

Tiết 2: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ k.thức đã học về thấu kính và kính lúp cho hs nắm trắc.

CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN

12

Bài8: Điện trở. Định luật Ôm

3

Tiết

29-30-31

29L29,

30L30,

31L31

Tiết 1: Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

– Thực hiện TN0: khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn.

Tiết 2: Xây dựng định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

Tiết 3: Nêu được (ko y/c thành lập): CT tính điện trở của 1 đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất);

– Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn.

13

Ôn tập HKI

1

Tiết 32

32L32

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ k.thức đã học về chương năng lượng cơ học và ánh sáng cho hs nắm trắc.

14

Kiểm tra HK I

2

Tiết 33-34

33L33,

34L34

Tiết 1+2: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra trong 2 tiết. đánh giá phân loại trình độ học sinh.

15

Bài9:Đoạn mạch nối tiếp

2

Tiết 35-36

35L35,

36L36

Tiết 1: Thực hiện TN0 rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm;

– Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc nối tiếp.

– Nêu được (không yêu cầu thành lập) công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch 1 chiều nối tiếp.

Tiết 2: Tính được điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp trong một số trường hợp đơn giản.

– Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch 1 chiều mắc nối tiếp, mắc nối tiếp, trong một số trường hợp đơn giản.

HỌC KÌ II: 1 tiết x 17 tuấn = 17 tiết

16

Bài10: Đoạn mạch song song

2

Tiết 37-38

37L37,

38L38

Tiết 1: Thực hiện TN0 rút ra được: trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.

– Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc song song.

– Nêu được (không yêu cầu thành lập) công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch 1 chiều song song.

Tiết 2: Tính được điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều song song trong một số trường hợp đơn giản.

– Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch 1 chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản

17

Bài11: Năng lượng điện. Công suất điện

3

Tiết 39-40-41

39L39,

40L40,

41L41

Tiết 1: – Lấy ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng

– Nêu được công thức tính năng lượng của dòng điện và vận dụng trong trường hợp đơn giản

Tiết 2: Nêu được công thức tính công suất điện

– Tính được công thức tính công suất điện và vận dụng trong trường hợp đơn giản

Tiết 3: Nêu được công suất điện định mức của dụng cụ điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường).

– Vận dụng công thức tính năng lượng điện và công suất điện trong trường hợp đơn giản.

18

Ôntậpchủđề3

1

Tiết 42

42L42

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương III.

19

Ôn tập giữa

HK II

1

Tiết 43

43L43

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học về chương điện cho hs nắm trắc.

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ

20

Bài12: Cảm ứng điện từ

2

Tiết 44-45

44L44,

45L45

Tiết 1: Thực hiện thí nghiệm để rút ra được hiện tượng cảm ứng điện từ

Tiết 2: Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng: khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.

21

Bài13: Dòng điện xoay chiều

2

Tiết 46-47

46L46,

47L47

Tiết 1: Thực hiện thí nghiệm để nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều).

Tiết 2: Lấy được ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.

22

Ôn tập chủ đề 4

1

Tiết 48

48L48

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương IV.

CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG

23

Bài14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch

2

Tiết 49,50

49L49,

50L50

Tiết 1: Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ) mô tả vòng N.lượng trên Trái Đất để rút ra được: N.lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.

Tiết 2: Nêu được sơ lược ưu, nhược điểm của năng lượng hoá thạch. Lấy được ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.

– Thảo luận để chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.

24

Ôn tập HKII

1

Tiết 51

51L51

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học về chương điện và chương điện từ cho hs nắm trắc.

25

Bài15: Năng lượng tái tạo

1

Tiết 52

52L52

Tiết 1:

– Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (N.lượng Mặt Trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).

– Thảo luận để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

26

Ôntậpchủđề5

1

Tiết 53

53L53

Tiết 1: Củng cố, hệ thống lại toàn bộ k.thức đã học của chương IV cho hs nắm trắc.

PHÂN MÔN: HÓA HỌC

HKI: 1Tiết/Tuần = 1 tiết x 18 tuần = 18 tiết

CHỦ ĐỀ 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim.

27

Bài 16: Tính chất chung của kim loại

4

Tiết 54, 55,56,57

54H1

55H2

56H3

57H4

Tiết 1: Nêu được tính chất vật lí của kim loại. Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại (Kim loại phản ứng với Oxygen)

Tiết 2 + 3: Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại (Kim loại phản ứng với phi kim, với nước, dd HCl, dd muối)

Tiết 4: Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng ( nhôm , sắt, vàng …)

28

Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

4

Tiết 58, 59, 60, 62

58H5

59H6

60H7

62H9

Tiết 1: + Tiến hành được một số TN hoặc mô tả được TN khi cho kim loại tiếp xúc với nước, HCl …

+ Nêu được dãy HĐHH của kim loại

Tiết 2: Trình bày được ý nghĩa dãy HĐHH của kim loại + Vận dụng

Tiết 3: Nêu được phương pháp tách kim loại theo ức độ hoạt đôngk hóa học của chúng. Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như sắt, nhôm, kẽm.

Tiết 4: Luyện tập + Vận dụng

29

Ôn tập giữa kì I

1

Tiết 61

61H8

Hệ thồng kiến thức bài 16, 17

30

Bài 18: Giới thiệu về phi kim

2

Tiết 63, 64

63H10

64H11

Tiết 1: Nêu được khái niệm hợp kim, giải thích được vì sao kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

Nêu được thành phần, tính chất của một số hợp kim phổ biến, quan trọng

Tiết 2: Trình bày các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang, sản xuất thép.

31

Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

2

Tiết 65, 66

65H12

66H13

Tiết 1: Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kimthieets thực trong cuộc sống ( carbon, lưu huỳnh, chlorine…)

Tiết 2: Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại.

32

Ôn tập chủ đề 6

1

Tiết 67

67H14

Hệ thống kiến thức chủ đề 6

CHỦ ĐỀ 7: Hợp chất hữu cơ. Hydrocacbon và nguồn nhiên liệu.

33

Bài 20: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

2

Tiết 68, 69

68H15

69H16

Tiết 1: Nêu được khái niệm HCHH và HHHC. Phân biệt được hợp chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT. Trình bày được sự phân loại sơ bộ HCHH

Tiết 2: Nêu được khái niệm CTPT, CTCT và ý nghĩa của nó, đặc điểm cấu tạo HCHC

34

Ôn tập học kì 1

1

Tiết 70

70H17

Hệ thống kiến thức chủ đề 6 -7

35

Bài 21: Alkane

1

Tiết 71

71H18

Tiết 1: Nêu được khái niệm hydrocarbon, alkane. Viết được CTCT và gọi tên được một số alkane đơn giản, thông dụng ( C1 – C4)

Học kì II: 2 Tiết/Tuần = 2 Tiết x 17 Tuần = 34 tiết

Bài 21: Alkane

1

Tiết 72

72H19

Tiết 2: Tiến hành( hoặc quan sát) thí nghiệm đốt cháy butane, từ đó rút ra được tính chất hóa học cơ bản của alkane. Viết được PTHH đốt cháy butane. Trình bày được ứng dụng làm nhiên liệu cuat alkane trong thực tiến.

36

Bài 22: Alkene

2

Tiết 73, 74

73H20

74H21

Tiết 1: Nêu được khái niệm alkene. Viết được CTCT, tính chất vật lí của ethylene

Tiết 2: Tiến hành( hoặc quan sát) thí nghiệm của ethylene, từ đó rút ra được tính chất hóa học cơ bản của alkene. Viết được PTHH đốt cháy butane. Trình bày được ứng dụng của ethylene

(tổng hợp alcohol, nhựa PE)

37

Bài 23: Nguồn nhiên liệu

2

Tiết 75, 76

75H22

76H23

Tiết 1: Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí TN và khí mỏ dầu. Trình bày phương pháp khai thác dầu mỏ, khí TN và một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, ứng dụng của dầu mỏ

Tiết 2: Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến. Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu, từ đó có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu trong cuộc sống.

38

Ôn tập chủ đề 7

1

Tiết 77

77H24

Hệ thống kiến thức chủ đề 7

CHỦ ĐỀ 8: Ethylic alcohol. Acetic acid

39

Bài 24: Ethylic alcohol

3

Tiết 78, 79, 80

78H25

79H26

80H27

Tiết 1: Viết được CTPT, CTCT và đặc điểm cấu tạo của Ethylic alcohol. Trình bày được một số tính chất vật lí của Ethylic alcohol

Tiết 2: Trình bày được tính chất hóa học của Ethylic alcohol.Viết được PTHH xảy ra

Tiết 3: Trình bày được phương pháp điều chế Ethylic alcohol từ tinh bột và ethylene. Nêu được ứng dụng của Ethylic alcohol và trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia.

40

Bài 25: Acetic acid

3

Tiết 81, 82, 83

81H28

82H29

83H30

Tiết 1: Viết được CTPT, CTCT, nêu được đặc điểm cấu tạo của acetic acid. Trình bày được một số tính chất vật lí acetic acid

Tiết 2 : Trình bày được tính chất hóa học của acetic acid. Viết được PTHH xảy ra.

Tiết 3: Trình bày được cách điều chế và ứng dụng acetic acid

41

Ôn tập chủ đề 8

1

Tiết 84

84H31

Hệ thống kiến thức chủ đề 8

42

Ôn tập giữa kì II

1

Tiết 85

85H32

Hệ thống kiến thức chủ đề 7 -8

43

Kiểm tra giữa kì II

2

Tiết 86, 87

86H33

87H34

Kiểm tra kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề 7 – 8

CHỦ ĐỀ 9: Lipid – Carbonhydrate – Protein- Polymer.

44

Bài 26: Lipid và chất béo

2

Tiết 88, 89

88H35

89H36

Tiết 1 : Nêu được khái niệm lipid, chất béo. Phân biệt được chất béo và lipid. Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học.

Tiết 2 : Nhận biết được một số chất béo có trong tự nhiên. Đưa ra được một số ứng dụng của chất béo trong đời sống. Đề xuất biện pháp sử dụng chất béo cho phù hợp trong việc ăn uống hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh

45

Bài 27: Glucose và Saccharose

2

Tiết 90, 91

90H37

91H38

Tiết 1: Nêu được thành phần, công thức chung của carbonhydrate. Nêu được CTPT, trạng thái tự nhiên, tích chất vật lí của Glucose và Saccharose

Tiết 2 : Trình bày tính chất hóa học của Glucose và Saccharose. Vai trò của Glucose và Saccharose , nhận biết được các thực phẩm giàu Glucose và Saccharose.

46

Bài 28: Tinh bột và cellulose

2

Tiết 92, 93

92H39

93H40

Tiết 1: Nêu được thành phần, trạng thái tự nhiên, tích chất vật lí của Tinh bột và cellulose

Trình bày tính chất hóa học của Tinh bột và cellulose

Tiết 2 : Trình bày được ứng dụng của Tinh bột và cellulose, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh. Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột.

47

Bài 29 : Protein

1

Tiết 94

94H41

Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người.

Nêu được khái niệm đặc điểm cấu tạo phân tử của protein

Trình bày được tính chất hóa học của protein

Phân biệt được protein và chất khác

48

Bài 30: Polymer

2

Tiết 95,96

95H42

96H43

Tiết 1: Nêu được khái niệm polymer, monomer….cấu tạo hóa học, phân loại polymer. Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer ( trạng thái, tính tan). Nêu được khái niệm và cách sử dụng, bảo quản chất dẻo

Tiết 2 : Nêu được khái niệm, cách sử dụng và bảo quản cao su, tơ, vật liệu composite. Trình bày được ứng dụng của PE, vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer và cách hạn chế gây ô nhiễm trong đời sống.

49

Ôn tập chủ đề 9

1

Tiết 97

97H44

Hệ thống kiến thức chủ đề 9

CHỦ ĐỀ 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

50

Bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

1

Tiết 98

98H45

Nêu được hàm lượng các nguyên tố hóa học chủ yếu trong vở Trái Đất

Phân loại được các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất

Trình bày được những lợi ích cơ bản từ việc khai thác vở Trái Đất, lợi ích việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng tái chế …phục vụ cho phát triển bền vững.

51

Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp Silicate

1

Tiết 99

99H46

Trình bày được nguồn đá vôi, thành phần chính của đá vôi trong tự nhiên, các ứng dụng từ đá vôi.

Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silicon và hợp chất silicon. Trình bày sơ lược ngành công nghiệp silicon

52

Bài 33: Khai thác nhiên liệu hóa thạch

1

Tiết 100

100H47

Nêu được khái niệm nhiên liệu hóa thạch. Trình bày được lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thực trạng của việc khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay.

Nêu được một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

53

Ôn tập HK II

1

Tiết 101

101H48

Hệ thống kiến thức chủ đề 9,10

54

Kiểm tra HK II

2

Tiết 102, 103

102H49

103H50

Kiểm tra kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề 9,10

55

Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu.

1

Tiết 104

104H51

Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của carbon trong tự nhiên

Nêu được khí CO2 và CH4 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu. Trình bày được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu.

Nêu được một số biện pháp giảm lượng khí thải CO2.

56

Ôn tập chủ đề 10

1

Tiết 105

105H52

Hệ thống kiến thức chủ đề 10

PHÂN MÔN: SINH HỌC

HKI: 1 Tiết x 18 tuần = 18 Tiết

CHỦ ĐỀ 11:

57

Bài 35: Khái quát về di truyền học

1

Tiết 106

106S1

– Nêu được khái niệm di truyền, biến dị.

– Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học.

58

Bài 36: Các quy luật di truyền của Menden

4

Tiết 107 – 108- 109-110

107S2

108S3

109S4

110S5

Tiết 1:- Nêu được ý tưởng của men đen là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene).

– Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng nêu được các thuật ngữ trong nghiên cứu các quy luật di truyền.

– Phân biệt, sử dụng một số ký hiệu trong nghiên cứu di truyền học (P,F1, F2…).

Tiết 2– Dựa vào công thức lai một cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Mendel, phát biểu được quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel.

Tiết 3– Trình bày được thí nghiệm lai phân tích, nêu được vai trò của phép lai phân tích.

Tiết 4– Dựa vào công thức lai hai cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Mendel phát biểu được quy luật phân ly độc lập và tổ hợp tự do, giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel.

59

Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng

2

Tiết 111 – 112

111S6

112S7

Tiết 1– Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid).

– Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung.

– Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.

– Nêu được chức năng của DNA trong lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.

– Nêu được khái niệm gene.

Tiết 2– Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm…

– Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa 4 loại ribonucleotide.

– Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.

60

Ôn tập giữa HK 1

1

Tiết 113

113S8

Hệ thống kiến thức bài 35-36-37

61

Bài 38: Đột biến gene

2

Tiết 114-115

114S9

115S10

Tiết 1– Phát biểu được khái niệm đột biến gene. Lấy được ví dụ minh họa. Bài tập vận dụng

Tiết 2- Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

62

Bài39:Quá trình tái bản, phiên mã và dich mã

3

Tiết 116 – 117-118

116S11

117 S12

118S13

Tiết 1– Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp hai mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung.

– Nêu được kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.

Tiết 2– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã.

– Nêu được khái niệm mã di truyền, giải thích được từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein.

Tiết 3- Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã và quá trình dịch mã.

63

Bài40:Từ gene đến tính trạng

1

Tiết 119

118S14

– Dựa vào sơ đồ, nêu được mối quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng thông qua phiên mã, dịch mã và ý nghĩa di truyền của mối quan hệ này.

– Vận dụng kiến thức “từ gene đến tính trạng”, nêu được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.

64

Bài41:Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

2

Tiết 120 – 121

120S15

121S16

Tiết 1.- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

– Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

Tiết 2. – Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh.

– Dựa vào hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

-Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh họa.

65

Ôn tập HK I

1

Tiết 122

122S17

Hệ thống kiến thức bài 38-39-40-41

66

Bài41:Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

1

Tiết 123

123 S18

Tiết 3: -Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể.

– Bài tập vận dụng

67

Bài42:Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

1

Tiết 124

124 S19

– Nêu được cơ sở khoa học của việc quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể.

– Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

68

Bài43:Di truyền nhiễm sắc thể

4

Tiết 125 – 126 – 127 – 128

125 S20

126 S21

127 S22

128 S23

Tiết 1: Quá trình nguyên phân:

+Khái niệm, ý nghĩa NP, lấy VD

+ Trình bày được các ứng dụng và lấy được ví dụ của nguyên phân

+Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Tiết 2: Quá trình giảm phân

-Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình giảm phân nêu được khái niệm giảm phân.

-Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính.

-Trình bày được các ứng dụng và lấy được ví dụ của giảm phân trong thực tiễn.

-Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh.

-Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Tiết 3: Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

– Trình bày được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính. Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

Tiết 4: Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập. Nêu được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn.

69

Bài44:Di truyền học với con người

1

Tiết 129

129 S24

Tiết 1

– Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người.

– Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người.

– Kể tên một số hội chứng di truyền ở người.

70

Ôn tập giữa HK II

1

Tiết 130

130S25

Hệ thống kiến thức bài 41 -42 – 43 – 44

71

Bài44:Di truyền học với con người

2

Tiết 131 – 132

131 S26

132 S27

Tiết 2:

– Kể tên một số bệnh và tật di truyền ở người.

– Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền.

Tiết 3:

– Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống.

– Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương.

– Tìm hiểu được độ tuổi kết hôn ở địa phương.

Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com

https://www.vnteach.com

72

Bài45:Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

1

Tiết 133

133 S28

– Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học.

– Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.

– Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.

HỌC KÌ II: 1 Tiết x 17 tuần = 17 Tiết

CHỦ ĐỀ 12:

73

Bài46: Khái niệm về tiến hóa và các hình thức chọn lọc

2

Tiết 134 – 135

134 S29

135 S30

Tiết 1– Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học.

Tiết 2– Nêu được một số vấn đề đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.

– Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.

74

Bài47:Cơ chế tiến hóa

2

Tiết 136 – 137

136 S 31

137 S32

Tiết 1:Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa.

Tiết 2: Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa.

75

Ôn tập HK II

1

Tiết 138

138 S33

Hệ thống kiến thức bài 44-45-46-47

76

Bài47:Cơ chế tiến hóa

1

Tiết 139

139 S34

Tiết 3: Trình bày được một số luận điểm về tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hóa, cơ chế tiến hóa lớn).

77

Bài48:Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

1

Tiết 140

140 S35

– Trình bày được khái quát được sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất.

– Mô tả được nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ.

– Mô tả được sự xuất hiện và sự đa dạng hóa của sinh vật đa bào.

– Trình bày được khái quát sự hình thành loài người.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Buổi học cuối cùng - Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 78 sách Chân trời sáng tạo tập 2

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa học kỳ I

90 phút

Tuần 9

Các em vận dụng các kiến thức đã học từ tuần 01 đến tuần 09 để giải các bài tập và giải thích các tình huống thực tế ở bốn cấp độ (Nhận biết-Hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao)

Làm trên giấy kết hợp trắc nghiệm tự luận

Cuối học kỳ I

90 phút

Tuần 17

Các em vận dụng các kiến thức đã học từ tuần 09 đến tuần 18 để giải các bài tập và giải thích các tình huống thực tế ở bốn cấp độ (Nhận biết-Hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao)

Làm trên giấy kết hợp trắc nghiệm và tự luận

Giữa học kì II

90 phút

Tuần 26

Các em vận dụng các kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 25 để giải các bài tập và giải thích các tình huống thực tế ở bốn cấp độ (Nhận biết-Hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao)

Làm trên giấy kết hợp trắc nghiệm và tự luận

Cuối học kỳ II

90 phút

Tuần 33

Các em vận dụng các kiến thức đã học từ tuần 26 đến tuần 32 để giải các bài tập và giải thích các tình huống thực tế ở bốn cấp độ (Nhận biết-Hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao)

Làm trên giấy kết hợp trắc nghiệm và tự luận

III. Các nội dung khác (nếu có)

…., ngày….. tháng…..năm 2024

TỔ TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Tham khảo thêm:   Quy trình dạy học môn Địa lí lớp 4, 5 Các bước dạy môn Địa lí

Phụ lục II Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS …..

TỔ: TỰ NHIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Năm học 2024 – 2025)

1. Khối lớp: 9Số học sinh: …………

Môn Khoa học tự nhiên 9

STT

Chủ đề

(1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Số tiết

(3)

Thời điểm

(4)

Địa điểm

(5)

Chủ trì

(6)

Phối hợp

(7)

Điều kiện thực hiện

(8)

1

(Trải nghiệm lồngghép bảo vệ môi trường)

Bài 15. Một số dạng năng lượng tái tạo.

– Nêu được ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (N.lượng Mặt Trời, n.lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).

– Nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

01

Sau khi học song kiến thức Bài 15

K.vực có sử dụng n.lượng tái tạo của người dân địa phương

GV B.môn

GVCN; HS

– Máy ảnh/ điện thoại; Phần mềm trình chiếu.

– K.vực tham quan trải nghiệm/ đ.tra gần trường.

2

Stem trải nghiệm đ.chếethylicalcoholtừT.bộtethylene.

Bài 24. Ethylic Alcohol.

– Trình bày được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene.

– Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (d.môi, nhiên liệu,…).

– Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia.

01

Sau khi học song kiến thức Bài 24

Phòng T/hành Hóa/Hộ gia đình nấu rượu

GV B.môn

GVCN; HS

– Rượu; hoa quả; đường; Bình t.tinh

– K.vực tham quan trải nghiệm/ đ.tra gần trường.

3

Stem trải nghiệm điều chếaceticacidbằngcáchlênmenethylic alcohol.

Bài 25. Acetic acid.

– Trình bày được phương pháp điều chế acetic acid bằng cách lên men ethylic alcohol.

– Vận dụng tính chất của acetic acid để ứng dụng trong đời sống như: loại bỏ cặn trong ấm đun nước.

01

Sau khi học song kiến thức Bài 25

Phòng T/hành Hóa

GV B.môn

GVCN; HS

– Hoa quả; rượu; đường; men; bình thủy tinh có nắp.

4

H.động trải nghiệm

Bài42:Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

– N.biết dạng NST ở các kì.

– Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

01

Sau khi học song kiến thức Bài 42

Phòng T/hành Sinh

GV B.môn

GVCN; HS

– Tiêu bản NST; kính hiển vi

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Mẫu đơn

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày …… tháng ……năm 2024

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục III Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

RƯỜNG THCS ……………
TỔ: TỰ NHIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHTN 9 (BỘ SÁCH CTST)
(Năm học: 2024 – 2025)

(Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, Căn cứ công văn số: 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18 tháng 12 năm 2020 V/v xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2021 về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh)

I. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Phân phối chương trình

Cả năm: 35 tuần x 4tiết/tuần = 140 tiết:

HỌC KỲ I: 18 tuần x 4 tiết/tuần = 72 tiếtHỌC KỲ II: 17 tuần x 4 tiết/tuần = 68 tiết

TT

Bài học

Số tiết

Thời điểm

Thiết bị dạy học

Dự kiến lượng kiến thức từng tiết trong bài

Tuần

Tiết

PHÂN MÔN VẬT LÍ: 53 TIẾT

HỌC KỲ I

HKI: 2 Tiết/Tuần = 2 tiết x 18 tuần = 36 Tiết

MỞ ĐẦU (02 Tiết)

1

Bài1:Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất. Thuyết trình một số vấn đề khoa học

2

Tuần 1

01L1,

02L2

– D.cụ: nguồn sáng; bộ d.cụ tìm hiểu t/c của ảnh qua thấu kính; điện kế; đồng hồ đo điện; cuộn dây dẫn kín có 2 đèn led; bát sứ; phễu; bình cầu t.tinh

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

CHỦ ĐỀ 1 ( 6Tiết): NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG

2

Bài2: Cơ năng

2

Tuần 2

03L3,

04L4

– Dụng cụ: Bóng nhựa; con lắc đơn; giá TNo có treo sợi dây ko dãn.

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

Tiết 3: (Dạy mục II + BT)

3

Bài2: Cơ năng

1

Tuần 3

05L5

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

4

Bài3:Công và công suất

1

06L6

– Dụng cụ: Mô hình ô tô

Tiết 1: (Dạy mục I + BT)

Tiết 2: (Dạy mục II + BT)

5

Bài3:Công và công suất

1

Tuần 4

07L7

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

6

Ôntậpchủđề1

1

08L8

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

CHỦ ĐỀ 2( 20Tiết): ÁNH SÁNG

7

Bài4:Khúc xạ ánh sáng

2

Tuần 5

09L9,

10L10

– Dụng cụ: bảng TNo có gắn tấm nhựa tròn chia độ; đèn 12V-21W có khe cài chắn sáng ( hoặc nguồn sáng laze); nguồn điện; hộp nhựa trong chứa nước.

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

Tiết 3: (Dạy mục III)

Tiết 4: (Dạy mục III+ BT)

8

Bài4:Khúc xạ ánh sáng

2

Tuần 6

11L11,

12L12

9

Bài5:Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

2

Tuần 7

13L13,

14L14

– Dụng cụ: lăng kính gắn trên giá; đèn ánh sáng trắng có khe hẹp; màn hứng chùm sáng; nguồn điện và dây nối; tấm kính lọc sắc đỏ, sắc tím.

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

Tiết 3: (Dạy mục III)

10

Bài5:Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật

1

Tuần 8

15L15

11

Ôn tập giữa HK I

1

16L16

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

Kiểm tra giữa HKI

2

Tuần 9

17L17,

18L18

– Phiếu học tập

12

Bài6:Phản xạ toàn phần

2

Tuần 10

19L19,

20L20

– Dụng cụ: bảng TNo có gắn tấm nhựa tròn chia độ; đèn 12V-21W có khe cài chắn sáng ( hoặc nguồn sáng laze); nguồn điện; bản bán trụ bằng thủy tinh.

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

13

Bài7:Thấu kính. Kính lúp

2

Tuần 11

21L21,

22L22

– D.cụ: nguồn sáng; thấu kính hội tụ, phân kỳ; đèn chiếu sáng laser; vật sáng cây nến; màn chắn; giá quang học; nguồn điện và dây nối.

– Kính lúp, vật nhỏ quan sát

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục I)

Tiết 3: (Dạy mục II)

Tiết 4: (Dạy mục II)

Tiết 5: (Dạy mục III)

Tiết 6: (Dạy mục IV)

14

Bài7:Thấu kính. Kính lúp

2

Tuần 12

23L23,

24L24

15

Bài7:Thấu kính. Kính lúp

2

Tuần 13

25L25,

26L26

16

Ôntậpchủđề2

2

Tuần 14

27L27,

28L28

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

CHỦ ĐỀ 3 ( 15Tiết ): ĐIỆN

17

Bài8:Điện trở. Định luật Ôm

2

Tuần 15

29L29,

30L30

– D.cụ: nguồn điện 1 chiều 12V; 1 bóng đèn 2,5V; 3 vật dẫn là 3 điện trở R1 – R2 – R3 (1 thước nhôm, 1 thước sắt); công tắc; bảng lắp mạch điện; các dây nối; biến trở; điện trở R0; 1 ampe kế; 1 vôn kế;

Tiết 1: (Dạy mục I + II)

Tiết 2: (Dạy mục II)

Tiết 3: (Dạy mục III)

18

Bài8:Điện trở. Định luật Ôm

1

Tuần 16

31L31

19

Ôn tập HKI

1

32L32

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

20

Kiểm tra HK I

2

Tuần 17

33L33,

34L34

– Phiếu học tập

21

Bài9:Đoạn mạch nối tiếp

2

Tuần 18

35L35,

36L36

– D.cụ: nguồn điện 1 chiều 12V; Bảng lắp mạch điện; điện trở R = 10Ω; biến trở có trị số lớn nhất 20Ω;

– 3 ampe kế giống nhau có giới hạn đo 1A và ĐCNN là 0,02A; công tắc, các dây nối

Tiết 1: (Dạy mục I + II)

Tiết 2: (Dạy mục II + BT)

HỌC KỲ II

( 1tiết/tuần=1tiếtx17tuần=17tiết

22

Bài10:Đoạn mạch song song

2

Tuần 19,20

37L37,

38L38

– D.cụ: nguồn điện 1 chiều 12V; Bảng lắp mạch điện; điện trở R = 10Ω; biến trở có trị số lớn nhất 20Ω;

– 3 ampe kế giống nhau có giới hạn đo 1A và ĐCNN là 0,02A; công tắc, các dây nối

Tiết 1: (Dạy mục I + II)

Tiết 2: (Dạy mục II + BT)

23

Bài11:Năng lượng điện. Công suất điện

3

Tuần 21,22,23

39L39,

40L40,

41L41

– Dụng cụ: Công tơ điện;

– Một số dụng cụ điện: bóng đèn điện, bàn là, bếp điện…

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

Tiết 3: (Dạy mục II + BT)

24

Ôntậpchủđề3

1

Tuần 24

42L42

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

25

Ôn tập giữa HK II

1

Tuần 25

43L43

– Phiếu học tập

CHỦ ĐỀ 4 ( 5Tiết): ĐIỆN TỪ

26

Bài12:Cảm ứng điện từ

2

Tuần 26,27

44L44,

45L45

– Dụng cụ: thanh nam châm vĩnh cửu có chục quay;

– Cuộn dây dẫn; điện kế và các dây nối;

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

27

Bài13:Dòng điện xoay chiều

2

Tuần 28,29

46L46,

47L47

– Dụng cụ: cuộn dây kín có 2 bóng led đỏ và vàng mắc s.song và ngược cực; thanh nam châm có chục quay; cuộn dây mềm; điện kế; kẹp giữ; dây dẫn

– Bộ thí nghiệm mô hình máy phát điện xoay chiều có 2 đèn led

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

28

Ôntậpchủđề4

1

Tuần 30

48L48

– Phiếu học tập

CHỦ ĐỀ 5 (5 Tiết): NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG

29

Bài14:Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch

2

Tuần 31,32

49L49,

50L50

– Hình 14.1; H14.2; Hình 14.3; H14.4; H14.5

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

Tiết 1: (Dạy mục I)

Tiết 2: (Dạy mục II)

30

Ôn tập HKII

1

Tuần 33

51L51

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

31

Bài15:Năng lượng tái tạo

1

Tuần 34

52L52

– Hình 14.1; H14.2; Hình 14.3;

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

Tiết 1: (Dạy mục I + II)

32

Ôntậpchủđề5

1

Tuần 35

53L53

– Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính

PHÂN MÔN HÓA HỌC: 52 TIẾT

….

>> Tải file để tham khảo toàn bộ!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo KHGD KHTN lớp 9 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *