Bài thơ Cảm hoài là tác phẩm duy nhất còn lại của Đặng Dung, được đời sau ca tụng là “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng”.
Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu tham khảo giới thiệu về tác giả Đặng Dung, bài thơ Cảm hoài. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Cảm hoài
Phiên âm:
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Dịch nghĩa:
Việc đời dằng dặc, mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất không cùng, thu cả vào cuộc say ca.
Gặp thời, người hàng thịt, kẻ đi câu cũng dễ thành công,
Lỡ vận, những bậc anh hùng cũng đành nuốt hận.
Giúp chúa, những muốn xoay trục đất,
Rửa binh khí, tiếc không có lối kéo sông Ngân xuống
Thù nước chưa trả được, mà đầu đã bạc,
Bao phen mài gươm Long Tuyền dưới trăng.
Dịch thơ:
Thế sự ngổn ngang đã vội già,
Đất trời bất tận cuộc say ca.
Gặp thời đồ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa.
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,
Tẩy binh khôn lối kéo Ngân Hà.
Quốc thù chưa trả đầu sao bạc,
Bao độ mài gươm ánh nguyệt tà.
I. Đôi nét về tác giả Đặng Dung
– Đặng Dung (? – 1414) quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
– Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là tướng quân Đặng Tất cai quản đất Thuận Hoá. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, lập nhiều công lớn, trong đó có trận thắng Bô Cô hiển hách. Đáng tiếc là Trần Ngỗi nghe lời gièm pha, nghi kị và giết Đặng Tất.
– Đặng Dung bỏ Trần Ngỗi, tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận.
– Năm 1414, khi thua trận, bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, ông đã tuẫn tiết trên đường đi.
II. Giới thiệu về bài thơ Cảm hòa
1. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
2. Bố cục
– Hai câu đề: thời thế và cảnh ngộ của nhân vật trữ tình
– Hai câu thực: bi kịch của người anh hùng
– Hai câu luận: hoài bão lớn lao của người anh hùng trong tình thế bấy giờ
– Hai câu kết: khát khao được làm nên công trạng, cứu giúp đất nước
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Cảm hoài Tác giả Đặng Dung của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.